Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Lý do khó tin khiến bé gái đau ngực mỗi khi chạy nhảy

(MangYTe)- Bé gái được người nhà dẫn đi thăm khám khắp nơi với triệu chứng ho, khò khè, đau ngực khi chạy nhảy suốt 2 tháng. Kết quả bé bị mắc dị vật là chiếc răng khôn trong phổi.

Chiều 10-3, các bác sĩ bệnh viện (bv) nhi đồng thành phố (tp.hcm) cho biết vừa cấp cứu cho một bệnh nhi bị là chiếc răng khôn trong phổi.

Trước đó, bé gái NTDM (8 tuổi, ngụ Đồng Tháp) được người nhà dẫn đi khám khắp nơi vì ho, khò khè, đau ngực khi chạy nhảy suốt hai tháng trời. Bệnh nhi được BV địa phương cho chụp CT scan và phát hiện dị vật giống chiếc răng trong phổi.

Người mẹ nhớ lại cách đây hai tháng, bé được chị nhổ răng hàm tại nhà. Sau nhổ, bé ho sặc và sau đó hết, còn cái răng không thấy đâu nên chỉ nghĩ văng trong nhà.

Lý do khó tin khiến bé gái đau ngực mỗi khi chạy nhảy - ảnh 1

Chiếc răng khôn được lấy ra từ trong phổi bé gái. Ảnh: BVCC

Bé được chuyển lên BV Nhi đồng Thành phố để cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ đã cho bé chụp phim X-Quang và phát hiện có dị vật cản quang cao bít gần hoàn toàn phế quản gốc phải.

Các bác sĩ nhận định nếu chậm trễ gắp dị vật ra, có nhiều nguy cơ bé sẽ bị ứ khí viêm xẹp phổi, tràn khí màng phổi khó lường. Ngoài ra, dị vậy đã nằm quá lâu nên bé cũng có nguy cơ nhiễm trùng, viêm phổi nặng.

Các bác sĩ đã quyết định gây mê phối hợp với ekip nội soi, hô hấp để kiểm tra tỉ mỉ và gắp chiếc răng hàm đang cắm sâu vào thành phế quản, to khoảng 3x5 mm, bờ nham nhở rướm máu. Khi kiểm tra đường thở thông thoáng, các bác sĩ kết thúc thủ thuật kịp thời cứu bé.

Theo các bác sĩ, đây là trường hợp dị vật lớn, cung răng có 2 đầu nhọn, sắc nên nguy cơ thủng, rách đường dẫn khí rất cao. Nếu không lấy được bằng nội soi, bé có nguy cơ bị phẫu thuật mở ngực lấy dị vật, có khả năng để lại di chứng nặng nề.

Việc nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà khiến trẻ đối mặt một số nguy cơ như không nhổ hết toàn bộ răng hư, răng mọc lệch, chảy máu tại vùng nhổ răng kéo dài, không có các biện pháp vô trùng dụng cụ hay không vệ sinh tay sạch trước khi thao tác có thể khiến trẻ bị nhiễm khuẩn sau nhổ răng.

Nếu nhổ răng đau, trẻ có thể còn bị ám ảnh sợ khám chữa răng sau này. Bên cạnh đó, nhổ răng sữa tại nhà, bố mẹ có thể bỏ qua thời điểm vàng để can thiệp nắn chỉnh, sửa chữa những lệch lạc răng vĩnh viễn ở giai đoạn sớm của trẻ.

HOÀNG LAN

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/ly-do-kho-tin-khien-be-gai-dau-nguc-moi-khi-chay-nhay-971596.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong dịp Tết cổ truyền có nhiều đồ ăn vặt mà trẻ nhỏ rất ưa thích như các loại hạt, thạch, kẹo…. nguy cơ trẻ bị hóc các dị vật rất cao, tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng biết cách hỗ trợ con đúng, thậm chí có nhiều việc làm sai lầm của người lớn khi trẻ bị hóc dị vật làm tình trạng của bé càng nặng thêm.
  • Nghỉ hè là thời điểm gia tăng các T*i n*n thương tích, trong đó có T*i n*n thương tích từ vật nhọn. Theo các bác sĩ, nếu không được xử lý đúng cách khi bị vật nhọn đâm dễ khiến trẻ gặp nguy hiểm.
  • Nuốt dị vật là một vấn đề thường gặp với trẻ em ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở những lứa tuổi khác (ví dụ, trẻ dưới 6 tháng đôi khi nuốt phải dị vật do các anh chị của chúng “nghịch ngợm” khi đang chơi đùa). Việc này có thể xảy ra trước sự chứng kiến của bố mẹ. Với trẻ lớn và người lớn thì nuốt dị vật ít xảy ra hơn nhưng không phải không có.
  • Mũi là một khoang sâu, mở trực tiếp ra phía sau mặt. Một phần nhỏ liên quan của khoang mũi có thể nhìn thấy được khi nhìn vào đỉnh mũi. Phần sau của mũi hướng xuống dưới, nối tiếp với thành sau họng miệng.
  • Dị vật trong da! Hãy làm sạch khu vực, dùng nhíp để loại bỏ dị vật...tìm kiếm trợ giúp y tế nếu dị vật không ra ngoài một cách dễ dàng...
  • Hóc dị vật đường thở là một T*i n*n thường gặp, đặc biệt là ở trẻ dưới 3 tuổi do giai đoạn này trẻ hay tò mò, nuốt ngay đồ vật,
  • Khi nạn nhân bị hóc dị vật đường thở, dấu hiệu nhận biết thường dựa vào tình trạng dị vật gây tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn hoặc tắc nghẽn đường thở hoàn toàn.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Không chỉ trẻ nhỏ hay bị sặc, hóc mà người lớn cũng có thể bị nếu chúng ta bất cẩn. Dưới đây là một vài cách xử lý cứu người bị sặc, hóc dị vật.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY