12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Lý giải nguyên nhân biến thể Delta lan nhanh với tốc độ khủng khiếp

Hiện nay, theo các nhà nghiên cứu, một đột biến axit amin quan trọng trong protein gai của virus SARS-CoV-2 có thể giải thích tại sao biến thể Delta của COVID-19 lại lan truyền nhanh chóng trên toàn thế giới.

Coronavirus đã ảnh hưởng đến hàng triệu cuộc sống trên toàn cầu. Với biến thể mới xuất hiện của COVID-19, biến thể Delta thậm chí còn lây nhiễm và gây chết người nhiều hơn. Delta là một biến thể đáng lo ngại đã và đang lan rộng như một trận cháy rừng trên khắp thế giới.

Theo các nghiên cứu dịch tễ học, biến thể Delta, lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ vào cuối năm 2020, có khả năng lây truyền cao hơn ít nhất 40% so với biến thể Alpha, được xác định lần đầu ở Anh vào năm ngoái.

Delta là một biến thể đáng lo ngại đã và đang lan rộng như một trận cháy rừng trên khắp thế giới.

Nghiên cứu được đăng trên trang bioRxiv, đã cho thấy đột biến P681R trong biến thể Delta đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc thay thế biến thể Alpha trở thành biến thể thống trị trên toàn cầu.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Texas, Hoa Kỳ đã viết trong phần tóm tắt của nghiên cứu: “Delta SARS-CoV-2 đã vượt qua một cách hiệu quả biến thể Alpha trong các tế bào biểu mô phổi và các mô đường thở chính của con người”.

Chuỗi ngắn của axit amin P681R có liên quan đến khả năng lây nhiễm cao đối với các loại virus khác như cúm. Tuy nhiên, trước đây nó chưa được tìm thấy trong sarbecovirus, họ coronavirus mà SARS-CoV-2 là một trong số đó.

Các nhà nghiên cứu cho biết, dấu hiệu quan trọng của biến thể Delta là khả năng lây truyền dường như đang tăng lên mức tiếp theo. Hơn nữa, sự hiện diện của đột biến P681R cho phép biến thể Delta nhanh chóng cạnh tranh với biến thể Alpha, trong các tế bào biểu mô đường thở của người được nuôi cấy bị nhiễm với số lượng hạt virus Delta và Alpha bằng nhau. Tuy nhiên, khi loại bỏ đột biến P681R, lợi thế của Delta giảm dần.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đột biến này cũng làm tăng tốc độ lây lan của SARS-CoV-2 từ tế bào này sang tế bào khác. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu tại Đại học Tokyo phát hiện ra rằng các protein gai của virus SARS-CoV-2 mang đột biến P681R hợp nhất với màng sinh chất của các tế bào không bị nhiễm - một bước quan trọng trong quá trình lây nhiễm - nhanh hơn gần ba lần so với các protein gai thiếu sự thay đổi.

Cần tiêm vaccine ngay khi có thể để hạn chế sự nguy hiểm của dịch bệnh.

Mặc dù vậy, nhóm nghiên cứu gợi ý rằng đột biến P681R có thể không đơn độc và cần có các nghiên cứu sâu hơn để kiểm tra các đột biến khác trong protein gai của Delta để hiểu sự lây truyền nhanh chóng của nó.

Với khả năng lây lan nhanh chóng, biến thể Delta của COVID-19 đang làm bùng phát dịch bệnh ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các nước đang chạy đua với thời gian để tiến hành chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người dân để sớm dỡ bỏ các hạn chế và mở cửa trở lại nền kinh tế. Vì thế, ngoài việc tuân thủ các biện pháp an toàn, người dân cần tiêm vaccine ngay khi có cơ hội, tuyệt đối không nên chần chừ chọn vaccine.

Xem thêm:

Biến thể COVID-19 mới được phát hiện ở Nam Phi có thể đột biến nhanh hơn 1,7 lần, chuyên gia cảnh báo về triệu chứng

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/ly-giai-nguyen-nhan-bien-the-delta-lan-nhanh-voi-toc-do-khung-khiep-31932/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY