Theo báo trí thức trẻ, lạc được coi như ngũ cốc, thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất trong lạc chứa nguồn vitamin e, khoáng chất, mangan, chất dầu tự nhiên, axit omega 3 rất tốt cho người bị suy nhược, bồi dưỡng cơ thể, giúp da, tóc chắc khỏe,…tuy nhiên, những thành phần này của lạc lại có tác hại lớn đến một số những trường hợp mắc bệnh như:
Người bị bệnh gút
Nguyên nhân gây bệnh gút là do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong máu. nếu ăn chế độ nhiều chất béo sẽ làm lượng uric trong máu tăng khiến bệnh nặng hơn.trong khi đó lạc lại chứa nhiều protein, chất dầu vì vậy nếu ăn lạc sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh, khiến bệnh nặng hơn.
Người mắc bệnh gút, tiểu đường hay phụ nữ mang thai không nên ăn lạc. Ảnh minh họa
Bệnh nhân tiểu đường
Việc kiểm soát chế độ dinh dưỡng để lượng đường không tăng lên. việc sử dụng chất béo cũng không được quá 30g mỗi ngày. trong khi đó 18 hạt lạc sẽ tương đương với 10g chất béo.vì vậy, việc ăn lạc với người bệnh tiểu đường là vô cùng có hại.
Người đang giảm cân
Lạc chứa chất béo và lượng calo cao. Đặc biệt lạc rang cùng dầu ăn thì lượng calo sẽ tăng gấp đôi. Nếu ăn chúng người bệnh sẽ béo lên nhanh chóng chứ không thể cải thiện được cân nặng và số đo vòng eo của mình.
Người bị cao huyết áp
Tương tự với người tiểu đường và người bệnh gút. Người cao huyết áp ăn nhiều dầu ăn sẽ làm tăng huyết áp, động mạch xơ cứng, gây nguy hiểm cho bạn.
Người hay bị nóng trong
Theo đông y lạc vị ngọt, tính nóng có thể gây nóng trong. do đó những người bị nhiệt, hay bị mụn, nóng trong không nên ăn lạc. vì ăn lạc sẽ khiến bạn khó thở và khiến cơ thể nóng thêm.
Người vừa phẫu thuật túi mật
Thông thường khi ăn lạc sẽ khiến kích thích dịch mật tăng tiết có lợi cho tiêu hóa. tuy nhiên, với những người mới phẫu thuật túi mật thì lại không nên ăn lạc.vì khi cắt bỏ túi mật, cơ thể không có sự dự trữ mật gây khó khăn trong tiêu hóa. lạc chứa chất béo nên khó tiêu hóa. nếu ăn vào sẽ gây hại cho gan.
Người bị bệnh phù thũng
Lạc chứa một hoạt chất có tác dụng làm đông máu tạm thời. nếu những người bị phù thũng, ăn lạc sẽ khiến khiến cơ thể bị tổn thương, máu ứ động khiến tình trạng phù thũng trầm trọng hơn.
Phụ nữ mang thai
Một nghiên cứu tại bệnh viện sainte justine (canada) đã chỉ ra rằng nếu phụ nữ ăn lạc trong thời kỳ mang thai sẽ khiến trẻ sau này dễ mắc bệnh dị ứng cao hơn 4 lần so với những đứa trẻ khác.nếu phụ nữ cho con bú ăn lạc cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh trẻ em ở những em bé này.
Ngoài ra bạn cũng không nên ăn lạc bị mốc hay mọc mầm càng nguy hiểm. ảnh minh họa
Những lưu ý khi ăn lạc
Theo báo Sài Gòn Giải Phóng, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Aflatoxin là độc tố của nấm Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus. Hai loại nấm mốc này có nhiều ở bắp, một số loại hạt có dầu, nhất là lạc.Khi ăn phải những hạt lạc có mùi lạ, mùi hắc, vị chua,…nên loại bỏ ngay.Độc tố vi nấm có tên là aflatoxin, rất bền vững ở nhiệt độ cao. Rang hay luộc chỉ có thể làm ch*t các bào tử mốc và làm giảm được phần nào độc tính chứ không phá hủy được hoàn toàn độc tố. Do đó, không nên nghĩ rằng lạc mốc đã rang kỹ hoặc luộc kỹ sẽ vô hại.
Ăn phải lạc mốc sẽ bị nhiễm độc thần kinh, biểu hiện bằng các triệu chứng như co giật, liệt, rối loạn vận động, tổn thương thận; xuất huyết, hoại tử và thoái hóa gan.
Khi bị ho, bạn cũng không nên ăn lạc vì lạc có chứa lượng dầu lớn. chính điều này sẽ gây kích ứng cổ họng và tăng tiết đờm. bởi thế, lạc không phải là thực phẩm khuyên được dùng khi bị ho.chưa kể, trong đậu phộng còn chứa nhiều androgen. đây là một loại hormone khiến mụn mọc nhiều hơn bằng cách tăng sản xuất bã nhờn. do đó, nếu những ai dễ bị mụn mà vẫn muốn ăn nhiều đậu phộng thì khuôn mặt sẽ càng nổi nhiều mụn hơn bình thường.
Mặt khác, người dân không nên mua sản phẩm đậu phộng không có nhãn hàng hóa; có nhãn mác nhưng không ghi hạn dùng hoặc đã quá hạn sử dụng; không ghi rõ nơi sản xuất.
Theo An Dương/VietQ
Link bài gốc Lấy link
http://vietq.vn/mac-nhung-benh-nay-neu-an-lac-benh-toi-te-them-d114463.htmlTheo An Dương/VietQ
Chủ đề liên quan:
ai không nên ăn lạc ăn lạc cảnh báo đậu phộng mắc bệnh gì không được ăn lạc sức khỏe thực phẩm