Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Mắc tay-chân-miệng có tái phát?

Con tôi bị tay-chân-miệng đã 6 ngày, đến nay các tổn thương đã lành nhưng vẫn còn nổi lên vài mụn nước.

Nguyên Anh (Hải Phòng)

Thời gian biểu hiện lâm sàng của bệnh tay-chân-miệng thể thông thường thường kéo dài từ 5 - 7 ngày. Nếu con bạn đã nhiễm bệnh 5 ngày, một số mụn nước đã lành và vẫn còn nổi thêm một số mụn nước khác thì bệnh đang tiến triển theo chiều hướng thuyên giảm.

Nhiễm virus tay-chân-miệng thường tạo miễn dịch bền vững, trẻ không bị mắc lại đúng chủng virus đã gây bệnh lần trước, tuy nhiên, ở những trẻ bị suy giảm miễn dịch như trẻ suy dinh dưỡng, trẻ nhiễm HIV... vẫn có nguy cơ bị mắc lại bệnh.

Cách phòng trách bệnh tay-chân-miệng bao gồm: Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, có thể lau sàn ở các nhà trẻ/trường mẫu giáo bằng dung dịch diệt khuẩn, khử trùng đồ chơi của trẻ; đảm bảo chế độ dinh dưỡng an toàn sạch sẽ; trong trường hợp có trẻ mắc bệnh thì cần được cách ly để tránh lây lan.

BS. Hà An

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/mac-tay-chan-mieng-co-tai-phat-n166630.html)
Từ khóa: tay-chân-miệng

Chủ đề liên quan:

tay chân miệng

Tin cùng nội dung

  • TP HCM-Người phụ nữ 32 tuổi ở quận Tân Bình, xuất hiện các thương tổn trên da, nghĩ mình bị chàm.
  • TS.BS Lê Thái Vân Thanh, Trưởng khoa Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, cho biết, vừa ghi nhận một trường hợp mắc tay chân miệng cực kỳ hy hữu ở người lớn.
  • (MangYTe)- Người lớn bị tay chân miệng là một nguồn lây truyền rất nguy hiểm do thường nhầm lẫn với bệnh ngoài da khác.
  • Ở Hà Nội đã xuất hiện nhiều ổ dịch tay-chân- miệng trong trường mầm non và khu chung cư, bệnh bắt đầu tăng nhanh trong những ngày gần đây, có nguy cơ bùng phát mạnh do tốc độ lây lan chóng mặt của loại virus gây bệnh này. Các bác sĩ cảnh báo, thời tiết nắng nóng bất thường khiến trẻ em mắc các bệnh mùa hè tăng nhanh, trong đó có bệnh tay-chân-miệng. Nếu trẻ đến viện muộn, bệnh biến chứng nặng để lại di chứng thần kinh, bại não.
  • Từ đầu năm đến nay, các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay-chân-miệng, sởi… đều có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2019.
  • Bệnh TCM là bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và có khả năng lây lan nhanh, dễ thành dịch, cao điểm của bệnh là từ tháng 3-5 hằng năm.
  • Con tôi năm nay 1 tuổi, bé bị sốt, không chịu ăn uống gì. Không biết đó có phải bệnh tay-chân-miệng?
  • Con tôi bị sốt nhẹ sau đó bị nổi bọng nước ở miệng, chân, lòng bàn chân, tay, đùi,... Gia đình hiện đang rất lo lắng...
  • Cùng với bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay - chân - miệng (TCM) cũng đang có xu hướng tăng và diễn biến phức tạp tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long...
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY