Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thành phố Hồ Chí Minh phát sinh 32 ổ dịch sốt xuất huyết trong tuần qua

(HNMO) - Trong tuần 7 của năm 2023, thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận sự gia tăng của các ổ dịch gây bệnh sốt xuất huyết, nhưng số ca bệnh tay chân miệng lại giảm.

(hnmo) - ngày 21-2, trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố hồ chí minh (hcdc) thông tin cập nhật tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tính từ đầu năm đến hết tuần 7 của năm 2023.

Theo đó, tính từ đầu năm đến hết tuần thứ 7 (từ 13 đến 19-2), thành phố hồ chí minh ghi nhận 3.916 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng khoảng 2 lần so với cùng kỳ năm 2022 (1.918 ca). trong tuần, thành phố ghi nhận 378 trường hợp mắc bệnh, giảm 22,2% so với trung bình 4 tuần trước, số ca nội trú giảm 29,1% và ngoại trú giảm 15%.

Trong tuần 7, thành phố không ghi nhận trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. có 19/22 quận, huyện có số ca giảm so với số mắc trung bình 4 tuần trước, có 7/312 phường, xã có số ca bệnh tăng ở mức ngưỡng báo động. cũng trong tuần, toàn thành phố ghi nhận 32 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 32 phường, xã thuộc 12/22 quận huyện, thành phố thủ đức.

Về bệnh tay chân miệng, trong tuần 7, thành phố ghi nhận 48 trường hợp mắc bệnh, giảm 1% so với trung bình 4 tuần trước đó. trong đó, số ca bệnh giảm nhiều hơn ở các trường hợp nhập viện điều trị nội trú và tăng nhẹ ở các trường hợp khám ngoại trú. số mắc tích lũy đến tuần 7 là 366 ca. trong tuần 7, toàn thành phố không ghi nhận ổ dịch tay chân miệng mới.

Về dịch Covid-19, trong tuần 7, thành phố ghi nhận 6 ca bệnh đã được Bộ Y tế công bố. Số ca nhiễm Covid-19 xác định tích luỹ từ đầu năm 2023 đến nay là 116 ca.

Tính đến hết ngày 19-2-2023, thành phố đã tiêm được 23.590.039 mũi vắc xin phòng Covid-19 (bao gồm 8.700.816 mũi 1; 7.788.436 mũi 2; 683.270 mũi bổ sung; 4.844.075 mũi nhắc lần 1; 1.573.442 mũi nhắc lần 2). 

Theo HCDC, trong tuần qua, các trang web chính thức của CDC Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về vi rút Nipah (NiV) lây truyền từ động vật sang người và cũng có thể truyền trực tiếp từ người này sang người khác khi tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh. Dơi ăn quả hoặc cáo bay (Pteropus) là vật chủ tự nhiên của NiV.

Người nhiễm niv có triệu chứng ban đầu có thể bao gồm một hoặc một số điều sau đây: sốt, đau đầu, ho, đau họng, khó thở, nôn mửa. triệu chứng nặng như mất phương hướng, buồn ngủ hoặc nhầm lẫn, co giật, hôn mê, sưng não (viêm não), thậm chí tử vong. các đợt bùng phát xảy ra gần như hằng năm ở các vùng của châu á, chủ yếu là bangladesh và ấn độ. tại khu vực đông nam á, malaysia, singapore cũng là nơi bùng phát vi rút niv.

Để phòng vi rút này, hcdc khuyến cáo người đến từ các vùng nêu trên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. tránh tiếp xúc với dơi hoặc lợn ốm. tránh những khu vực dơi đậu. tránh ăn hoặc uống các sản phẩm có thể bị nhiễm dơi, chẳng hạn như nhựa cây chà là thô, trái cây sống hoặc trái cây được tìm thấy trên mặt đất. tránh tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể của bất kỳ người nào được biết là bị nhiễm niv.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1056247/thanh-pho-ho-chi-minh-phat-sinh-32-o-dich-sot-xuat-huyet-trong-tuan-qua)

Tin cùng nội dung

  • Để phòng ngừa sốt xuất huyết, khuyến cáo của y tế dự phòng là “không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết”.
  • Tam thất còn có tên điền tam thất, sâm tam thất. Một số dược liệu mang tên tam thất: Tam thất Nam là thân rễ của cây Stahlianthus thoreli Gagnep, thuộc họ Gừng Zingiberaceae.
  • Trong 2 tháng đầu năm 2015, bệnh sốt xuất huyết (SXH) có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.
  • Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu, Ch?t do các bệnh mà muỗi gây ra. Muỗi không chỉ gây khó chịu, mà còn là một trong số những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY