12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Mách bạn cách ứng phó khi trong nhà có trẻ em, phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19

Số ca cộng đồng ngày càng nhiều có thể làm tăng nguy cơ nhiễm COVID-19 ở trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Trong đó, trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh và phụ nữ mang thai là đối tượng cần được quan tâm đặc biệt. Dưới đây là một số thông tin giúp các gia đình có con nhỏ hoặc phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú giữ được an toàn trong dịch COVID-19.

Nếu trẻ ở nhà bị nhiễm COVID-19 thì cần làm gì?

Trước thực trạng số ca nhiễm COVID-19 ngày càng nhiều, nhất là ở trong các khu vực phong tỏa, thì gia đình nào đang ở trong khu phong tỏa thì nên đặc biệt chú ý đến trẻ em.

Tuy rằng, trẻ em nhiễm COVID-19 bệnh thường sẽ nhẹ. Nhưng với những trẻ hay bệnh và đặc biệt bị chậm phát triển, thường bị viêm phổi thì khi nhiễm COVID-19 rất dễ bị nặng. Còn những trẻ em dưới 10 tuổi hoặc ở độ tuổi 11-12 mà nặng từ 70 - 80kg thì cũng là những đối tượng rất nguy cơ.

May mắn thay, trẻ em nếu nhiễm COVID-19 bệnh thường sẽ nhẹ - (Ảnh: sehatq )

Trong trường hợp, trẻ bị nhiễm COVID-19 thì nên ở nhà điều trị, vì đa phần các bé thường bị nhẹ. Gia đình nên dạy cho bé mang khẩu trang, cho ăn riêng, ngủ riêng, sinh hoạt riêng… Ngoài ra, gia đình cần lưu ý rằng, không cần thiết để trẻ ngủ nóng mà cứ mở máy lạnh cho trẻ ngủ vì giấc ngủ sâu mới mau hết bệnh.

Tiếp đến, người nhà cần giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Sốt thì uống thuốc hạ sốt, ho thì uống thuốc ho như khi trẻ bị cảm sốt thông thường... Trong trường hợp bé đang bị một bệnh khác và đang điều trị một loại thuốc nào đó thì vẫn có thể uống bình thường, không cần phải dừng lại. Trẻ em khi mắc COVID-19 thường bị tiêu chảy nên gia đình cần chuẩn bị thuốc sẵn ở nhà. Thông thường, những đứa trẻ thuộc nhóm nguy cơ thì có thể bị viêm phổi, còn những em bé thông thường thì những triệu chứng khi mắc COVID-19 chỉ kéo dài từ 4 ngày trở lại và sau đó sẽ hết.

Đặc biệt, khi thấy trẻ thở nhanh, thở rút lõm (thay vì lồng ngực nâng lên thì lúc này sẽ lõm xuống), gia đình cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời. Hiện nay đang vào mùa sốt xuất huyết, khi thấy trẻ sốt liên tục trong 3 ngày thì gia đình nên cố gắng liên lạc với bác sĩ để được tư vấn hoặc là đi xét nghiệm để xem có phải bị sốt xuất huyết hay không nhé!

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú thì nên làm gì?

Phụ nữ mang thai và cho con bú là đối tượng rất đáng lo. Khi mang thai, đa phần các mẹ bầu thường có miễn dịch kém và nhu cầu năng lượng rất cao. Chính 2 yếu tố đó, nên khi người phụ nữ mang thai mắc COVID-19 sẽ dễ bị nguy cơ, mà đặc biệt là người trên 30 tuổi mang thai thì nguy cơ cao hơn là người dưới 30 tuổi. Một số nguy cơ có thể kể đến như: Viêm phổi, có khả năng sẽ sinh non hoặc suy dinh dưỡng bào thai.

Phụ nữ mang thai nên tiêm vaccine COVID-19 ngay khi đến lượt - (Ảnh: Internet)

Chính vì thế, phụ nữ mang thai nên tiêm vaccine COVID-19 ngay khi đến lượt. Nếu chẳng may phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 thì cách chữa cũng như những người bình thường nhiễm COVID-19. Cũng theo dõi kiểu thở, tăng cường dinh dưỡng, tập thở… Nhưng đặc biệt đừng có uống nước quá nhiều, vì bụng bầu đã to, nếu uống quá nhiều nước sẽ khó thở. Tốt nhất nên uống giãn ra, nhiều lần và uống vừa đủ. Đặc biệt triệu chứng ho của người phụ nữ mang thai sẽ khó chịu hơn vì bụng bầu đang lớn, nên chuẩn bị sẵn các thuốc ho thảo dược. Và cố gắng ngủ đủ giấc, vận động điều độ để có sức khoẻ. Các bạn cũng nên liên lạc với một bác sĩ nào đó, đặc biệt là bác sĩ sản khám thai cho mình để được tư vấn thêm.

Ngọc Duyên

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/mach-ban-cach-ung-pho-khi-trong-nha-co-tre-em-phu-nu-mang-thai-nhiem-covid-19-31816/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY