Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Mách mẹ cách giúp trẻ hạn chế rối loạn tiêu hóa

Các bậc cha mẹ không nên chủ quan đối với tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hãy cùng tìm hiểu về biểu hiện, nguyên nhân, cách phòng ngừa tình trạng này qua phần chia sẻ của Bác sĩ Đoàn Hải Đăng, Quản trị nhóm “Bí quyết chăm con” để bảo vệ con yêu một cách tốt nhất.

Phóng viên (PV): Rối loạn tiêu hóa là gì thưa bác sĩ?

BS.Đoàn Hải Đăng: Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng co thắt cơ vòng ở hệ tiêu hóa gây ra những bất thường làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu dưỡng chất. Khi bị trẻ sẽ có biểu hiện như: Nôn trớ, đau bụng, đầy bụng, quấy khóc, tiêu chảy hoặc táo bón. Các biểu hiện có thể diễn ra một vài ngày hay lặp lại nhiều lần hoặc kéo dài tùy vào các mức độ khác nhau.

Mách mẹ cách giúp trẻ hạn chế rối loạn tiêu hóa - Ảnh 1.

Rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

PV: Bác sĩ chia sẻ thêm về nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì?

BS.Đoàn Hải Đăng: Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ như: mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột; hệ tiêu hóa bị nhiễm vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng; chế độ dinh dưỡng không khoa học, khẩu phần ăn quá nhiều, thiếu chất xơ, quá nhiều đạm, thức ăn khó tiêu; sử dụng nhiều kháng sinh; trẻ bị mắc các bệnh khác ví dụ như viêm đường hô hấp, viêm tai.

PV: Bác sĩ nói rõ hơn về hệ vi sinh vật đường ruột?

BS.Đoàn Hải Đăng: Hệ vi sinh vật đường ruột bao gồm các lợi khuẩn và hại khuẩn. Khi tiêu hóa khỏe mạnh, hệ vi sinh vật đường ruột duy trì trạng thái cân bằng (lợi khuẩn chiếm khoảng 85%). Nếu trạng thái cân bằng này mất đi, lợi khuẩn giảm, hại khuẩn có cơ hội phát triển và tấn công sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu dưỡng chất. Từ đó gây ra rối loạn tiêu hóa. Ở trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa còn non yếu nên dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Mách mẹ cách giúp trẻ hạn chế rối loạn tiêu hóa - Ảnh 2.

Mẹ nên lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng bổ sung những dưỡng chất có lợi cho tiêu hóa và miễn dịch của trẻ như: Chất béo có cấu trúc OPO, hệ dưỡng chất Synbiotics, Lactoferrin.

PV: Bác sĩ chia sẻ những ảnh hưởng của rối loạn tiêu hóa để các bậc phụ huynh hiểu hơn ạ?

BS.Đoàn Hải Đăng: Rối loạn tiêu hóa luôn là vấn đề cần được quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống, tâm lý và sự phát triển của trẻ. Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ khó chịu, đầy bụng, đau bụng, hay quấy khóc, không vui vẻ, biếng ăn. Nếu rối loạn tiêu hóa kéo dài, trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển, còi xương, hạn chế sự phát triển trí não. Hệ tiêu hóa không khỏe mạnh khiến trẻ suy giảm miễn dịch, dễ mắc bệnh.

PV: Làm cách nào giúp trẻ hạn chế rối loạn tiêu hóa thưa bác sĩ?

BS.Đoàn Hải Đăng: Để hạn chế và khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ trước hết cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng lý tưởng và phù hợp cho hệ tiêu hóa non yếu của trẻ trong giai đoạn đầu đời. Khi trẻ ăn dặm cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối, khoa học và đảm bảo vệ sinh.

Không lạm dụng kháng sinh, giữ vệ sinh cơ thể và môi trường sống nhằm ngăn chặn nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng. Bổ sung thêm lợi khuẩn cho trẻ để khắc phục tình trạng mất cân bằng vi sinh đường ruột và tăng cường miễn dịch. Trong trường hợp thiếu sữa mẹ, hoặc mẹ cần bổ sung sữa công thức cho bé, các mẹ nên lựa chọn sữa công thức có những dưỡng chất có lợi cho tiêu hóa và miễn dịch của trẻ như: Chất béo có cấu trúc OPO, hệ dưỡng chất Synbiotics, Lactoferrin.

Cám ơn bác sĩ vì những thông tin bổ ích!

---------------------------

Thông tin bổ ích:

Sữa PureLac nhập khẩu nguyên hộp từ New Zealand với các dưỡng chất "vàng" giúp trẻ phát triển toàn diện: Chất béo cấu trúc OPO giúp hấp thu tối đa canxi và các dưỡng chất từ đó giúp trẻ tăng chiều cao, cân nặng, không táo bón; Lợi khuẩn Bifidobacterium giúp trẻ ăn ngon, không đầy hơi, nôn trớ, cải thiện rõ nét tình trạng biếng ăn; Kháng thể Lactoferrin giúp trẻ tăng đề kháng, phòng chống virus, tránh ốm vặt ; DHA, ARA, LUTEIN giúp trẻ phát triển trí não, sáng mắt, ngủ ngon, hết trằn trọc. PureLac đang được nhiều bà mẹ trên thế giới lựa chọn cho con yêu và được yêu thích nhất tại Hàn Quốc. Xem thêm tại website: https://purelacmall.vn/sanpham

PV

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/gia-dinh/mach-me-cach-giup-tre-han-che-roi-loan-tieu-hoa-20200522124229652.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, hoặc đau bụng, lạnh bụng, đi tiêu nhiều là những tình trạng thường gặp khi dạ dày chứa quá nhiều món ăn - từ mặn, ngọt, chua, cay, béo...
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY