Hai ngày trước, trung tâm nghiên cứu và giáo dục bệnh truyền nhiễm nhiệt đới, đại học malaya, xác nhận hai biến thể ncov bí ẩn ở địa phương, hiện chưa được đặt tên và công bố trình tự gene.
Giáo sư, tiến sĩ Sazaly Abu Bakar, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Bệnh truyền nhiễm Nhiệt đới, Đại học Malaya, cho biết: "Đây chỉ là phần nổi của tảng băng. Hiện ‘biến thể đáng lo ngại’ là của Ấn Độ, song có khả năng loại biến thể mới trong nước là nguyên nhân của đợt bùng phát".
Theo ông Sazaly, cụm dịch trong các nhà tù và ở khu vực Pasai chứng tỏ virus có khả năng thích nghi và sinh sôi cao hơn.
"Chúng tôi đang trong cuộc chiến mà không biết kẻ thù của mình trông ra sao. Chúng tôi sẽ lần mò trong bóng tối vì hơn một năm qua vẫn chưa có đủ dữ liệu về virus tại địa phương", Sazaly nhận định. "Cách duy nhất để Malaysia giành chiến thắng là tạo bước đột phá trong điều trị. Song điều này bất khả thi nếu không thể phân tích virus".
Các chuyên gia của chính phủ lo ngại biến thể ncov siêu lây nhiễm đã góp phần khiến dịch bệnh leo thang nhanh chóng. họ cho rằng bộ y tế chỉ đang tập trung vào "biến thể đáng lo ngại" nhập khẩu, đặc biệt là b.1.617 từ ấn độ, mà quên rằng biến thể bản địa cũng có thể tạo ra làn sóng lây nhiễm hiện tại.
Tính đến ngày 16/5, Malaysia ghi nhận hơn 470.000 ca mắc và 1.902 trường hợp Tu vong, với tỷ lệ lây nhiễm cao thứ ba trong khu vực, sau Indonesia và Philippines. Malaysia đặt mục tiêu tiêm chủng 80% dân số trên tổng 32 triệu dân, đến tháng 12. Song theo số liệu của Bộ Y tế, tới nay mới khoảng 1,19 triệu người được tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19.
Selangor, bang giàu có và đông dân nhất, ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm mới mỗi ngày kể từ ngày 5/5, chiếm ít nhất một phần tư số ca Covid-19 hàng ngày trên toàn quốc. Ngày 17/5 bang có thể phải phong tỏa nếu các biện pháp hiện tại không thể khống chế đợt gia tăng các ca nhiễm mới.
Nhân viên y tế thu thập mẫu xét nghiệm nCoV tại Petaling Jaya, Malaysia, ngày 25/1. Ảnh: Reuters