12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Mầm ung thư ở khắp mọi nơi

Trong 40% bệnh nhân ung thư do thói quen dinh dưỡng thì có hơn 90 % mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa, tiêu biểu và phổ biến cho bệnh ung thư đường tiêu hóa là ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng và ung thư trực tràng.

Hiểm họa đồ chiên rán

Nhiều báo cáo khoa học cảnh báo về dầu, mỡ dùng trong chiên rán thức ăn có tác nhân gây ung thư khi được tái sử dụng nhiều lần. Một nhóm chuyên gia châu Âu khảo sát khi dầu thực phẩm được nung nóng trên 120 độ C thì các chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa và sinh ra nhiều thành phần hóa học biến đổi, trong đó có sự xuất hiện của acrylamid.

Acrylamid khi được nung nóng sau đó kéo dài hơn 45 phút sẽ được lưu lại trên thức ăn thành một lượng đủ để trở thành tác nhân chính gây ung thư thực quản, dạ dày. Để đề phòng acrylamid xuất hiện, không để thức ăn chuyển màu sậm ở nhiệt độ chiên rán cao, không làm khét thức ăn, tuyệt đối không tái sử dụng sản phẩm dầu mỡ.

Cẩn thận với gạo

Nhiều người cho rằng gạo cũ nấu cơm ngon hơn gạo mới hoặc có thói quen trữ gạo cho gia đình.

Ít người biết rằng chỉ sau khi gạo được “chà” từ lúa khoảng 10 ngày, gạo trong từ nhà máy đã xuất hiện nấm mốc, nấm mốc ở gạo có dạng nhỏ li ti không nhìn thấy bằng mắt thường, trữ càng lâu nấm mốc càng tăng. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư. Vì thế, không dùng gạo quá cũ và nên vo sạch gạo trước khi nấu.

Coi chừng gia vị

Gia vị cất giữ lâu ngày là một trong những nơi tiềm tàng chất sinh ung thư, đặc biệt phải kể đến là cà ri. Một nhóm khảo sát người Mỹ -Ấn của Đại học Chicago, Mỹ vừa công bố về thói quen dinh dưỡng của người Ấn cho thấy cà ri là một trong những gia vị khó nhận biết sự hư hỏng và sự chuyển hóa chất từ gốc dinh dưỡng đến các chất độc hại.

Khảo sát trên cũng cho thấy bột cà ri được lưu trữ trên một năm sẽ có sự chuyển hóa. Ngoài ra nên lưu ý đến các gia vị cổ truyền khác hoặc các vị thuốc Bắc trữ lâu ngày khi đưa vào món ăn.

Đề phòng mắm, khô, đồ ủ chua, chao, tương…

Đây là các loại thực phẩm có thể dùng nhưng lạm dụng quá thường xuyên sẽ tạo nguy cơ cho các mầm mống ung thư, đặc biệt là ung thư tiêu hóa vì chúng chứa nitrosamine. Một số vi khuẩn lưu trú trên nhóm thực phẩm này có thể chết đi khi được nấu chín nhưng độc tố của chúng thì có thể vẫn tiếp tục tồn tại.

Aflatoxin được kể đến nhiều nhất khi đề cập nguyên nhân gây ung thư từ thực phẩm. Có thể dễ dàng tìm thấy aflatoxin trong các loại thực phẩm như măng khô, đậu phộng để lâu ngày, các loại đậu cũ, nấm hương, mộc nhĩ… hoặc các thức ăn khác khi có thấy sự hiện diện của nấm mốc.

Đừng bao giờ cho rằng đã loại sạch nguy cơ nấm mốc gây ung thư khi đã cắt bỏ, loại bỏ phần hư trên thực phẩm và có thể dùng phần còn lại, mắt thường không thể nhìn thấy chi tiết sự lan tràn vi nấm trên thực phẩm.

Mặt trái của đồ chế biến sẵn

Đồ đóng hộp, nước giải khát tổng hợp… là một trong những thực phẩm chứa nguy cơ tiềm ẩn gây ung thư vì các hóa chất bảo quản, hương liệu tổng hợp trong quá trình sản xuất sản phẩm, vỏ bao bì chứa sản phẩm lâu ngày sinh chất độc.

Phòng ngừa ung thư tiêu hóa

Ung thư tiêu hóa được hình thành sau một quá trình kéo dài nhiều năm của các nguyên nhân. Nhiều bệnh nhân khi phát hiện bệnh lý ung thư đường tiêu hóa thường là hậu quả của một quá trình tuổi trẻ kéo dài trên nền tảng dinh dưỡng sai hoặc từ các nguy cơ khác.

Ngoại trừ nguyên nhân do di truyền (hiếm gặp trong ung thư tiêu hóa), do đột biến gene… Vì vậy có thể nói rằng chúng ta nên đề phòng bệnh lý ung thư đường tiêu hóa từ cuộc sống thường ngày, càng sớm càng tốt. Một số lưu ý sau đây sẽ mang lại lợi ích trong phòng chống ung thư tiêu hóa:

- Hạn chế dùng các thực phẩm có chứa aflatoxin, nitrosamine, nấm mốc và các chất độc hại khác. Tuyệt đối không cố gắng sử dụng các thực phẩm có nghi ngờ đã hư hỏng hoặc đã bảo quản quá lâu ngày.

- Nên dùng rau quả, thực phẩm có nhiều chất xơ, selen, vitamin A, C có khả năng phòng chống ung thư tiêu hóa. Trà được biết đến như một thức uống ngừa ung thư rất tốt cho các nguy cơ về ung thư. Axit folic trong ngũ cốc, rau xanh cũng được nhiều chuyên gia y tế khẳng định ngăn ngừa ung thư tiêu hóa rất tốt. Cải súp-lơ ( bông cải xanh) được công bố là loại rau đề phòng nhiễm Helicobacter pylori do có chứa sulforaphane ( công bố của trường ĐH John Hopkins).

- Tại Hàn Quốc, Áo, Nhật Bản và Mỹ, cà tím được công bố là loại quả giúp ngừa các bệnh lý về tiêu hóa và đặc biệt là ung thư tiêu hóa do có chứa nightshade soda ngăn ngừa phát triển tế bào ung thư, ức chế sự tăng sinh khối u trong đường tiêu hóa. Chất acilin trong củ tỏi ngăn chận sự hình thành nitrosamine gây ung thư.

- Các sản phẩm chứa thức ăn, che phủ thức ăn được sản xuất từ nhựa gần đây được công bố có rất nhiều nguyên tố tìm ẩn nguy cơ gây ung thư. Cần thật cẩn trọng khi chọn sản phẩm dùng để chứa, đựng thức ăn cũng như đặc biệt cẩn thận khi đưa các sản phẩm nhựa vào lò vi sóng.

- Nên thận trọng với tất cả các cơn đau về tiêu hóa. Không tự ý dùng thuốc cho tiêu hóa, không kéo dài quá trình bệnh lý tiêu hóa mà không biết rõ ràng nguyên nhân.

- Hạn chế tối đa thuốc lá và rượu, những người sắp bước vào tuổi trung niên thì càng nên hạn chế vì rượu và thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cũng như thúc đẩy sự tiến triển mầm bệnh.

- Hãy đến bác sĩ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý về tiêu hóa.

Khoa Nguyen

Portland Sate University, US.

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/mam-ung-thu-o-khap-moi-noi-20579/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY