12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Mang họa vì chỉnh nha nhanh gọn

(SKGĐ) Chỉnh nha đôi khi không mang lại nụ cười sáng bóng và vẻ tự tin mà khiến bạn mắc phải nhiều bệnh nguy hiểm. Bác sĩ càng làm nhanh gọn càng dễ khiến bệnh nhân gặp phải biến chứng.

Rụng răng, hỏng tủy, hỏng tiêu hóa

Chị Phạm Thị H, 35 tuổi, là nhân viên giao dịch ngân hàng nên muốn có hàm răng xinh, nụ cười bắt mắt. Dù hàm răng hơi hô của chị được đồng nghiệp khen duyên chị vẫn chưa vừa ý và quyết chỉnh cho đẹp. Chị đã bỏ ra hơn 20 triệu đồng để đeo chỉnh hàm. Đẹp chưa thấy nhưng sau 2 tuần thì răng lại hô thêm rồi nghiêng vẹo, đau khớp hàm và đâu đầu. Khi đến viện, bác sỹ kết luận chị tai biến do chỉnh nha không đúng.

Tương tự, Chị Bùi Thị T, 33 tuổi, ở Hai Bà Trưng, Hà Nội đã điều trị chỉnh nha từ cách đây hai năm tại một bác sỹ danh tiếng nhưng cũng không thành công. Hai hàm răng không khớp vào nhau, răng hàm trên không chạm vào răng hàm dưới khiến cho khi ăn chị khó nhai dẫn đến những cơn đau dạ dày và hệ tiêu hoá rối loạn. Tệ nhất là toàn bộ hàm răng của chị nghiêng ra đằtrước, răng bị chết tuỷ, tiêu xương, lung lay. Chị còn cho biết, từ khi làm răng xong chị thường xuyên bị đau hàm, đau đầu và đau cổ.

BS. Hoàng Tuấn Anh, Khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba, Hà Nội cho biết: Hiện nay, phong trào điều trị chỉnh nha ở nước ta trở lên phổ biến, ở đâu có chữa răng là ở đó thực hiện phương pháp này. Nhiều người cho rằng, đây là một phương pháp điều trị đơn giản, giúp bệnh nhân đeo khí cụ chỉnh nha là xong. Thực tế phương pháp điều trị này rất phức tạp và khó khăn. Trên thế giới, chỉnh nha là một chuyên nghành riêng, sau khi học xong trường y bác sĩ phải học 2 năm riêng về chỉnh nha mới được phép điều trị.

Nhưng ở Việt Nam, quy định này còn chưa nghiêm và nhiều người với chuyên môn sơ sài cũng mở phòng chỉnh nha. Điều trị nha không đúng không chỉ làm răng nghiêng, lệch, múi răng không khớp nhau, mà bệnh nhân còn bị đau khớp thái dương hàm, khó há miệng, ảnh hưởng tới hệ thống tiền đình, làm bệnh nhân đau đầu chóng mặt, đau cổ, vai, gáy.

Điều trị chỉnh nha như thế nào?

TS. Phạm Như Hải, Trưởng khoa Răng hàm mặt, bệnh viện Việt Nam - Cu Ba cho biết, khi điều trị, bác sĩ phải khám kỹ khuôn mặt, hàm răng và xương hàm, các cử động như nhai cười nói, cắn và cách nuốt. Sau đó bệnh nhân phải chụp X-quang, lấy dấu làm mẫu hàm, và chụp ảnh khuôn mặt. Bác sĩ phải đo kích thước xương sọ, xương mặt, xương hàm và răng ở trên phim Xquang. Đôi khi còn cần phải cắt mẫu răng và sắp xếp lại răng theo ví trí mong muốn xem có thích hợp với bệnh nhân hay không.

Từ các kết quả này bác sĩ sẽ thảo luận với bệnh nhân và đưa ra quyết định điều trị. Nếu không làm đúng và làm tốt các quy trình này, chỉ nhìn khuôn mặt thì không đánh giá được đúng nguyên nhân và chắc chắn sẽ làm sai. Nhưng ở nhiều cơ sở chỉnh nha của Việt Nam, bác sĩ vẫn thực hiện tắt, chỉ cần nhìn rồi đưa ra cách điều trị nên dễ gây ra biến chứng cho bệnh nhân. Nói thêm về hiện tượng này, bác sĩ Tuấn Anh cũng cho biết: Có nhiều bệnh nhân tới đây, rõ ràng nhìn là vẩu hàm trên, nhưng khi đo các chỉ số thì rõ ràng bệnh nhân phải sửa hàm dưới thì mới khỏi chứ không phải là sửa hàm trên.

Về cơ bản, chỉnh nha là dùng khí cụ gắn vào để điều khiển hàm. Khí cụ chỉnh nha được chia làm hai loại: cố định và tháo lắp. Loại cố định được gắn chặt vào răng trong suốt quá trình điều trị. Loại tháo lắp là loại được lắp vào hàm răng trong khoảng thời gian nhất định trong ngày và có thể tháo ra được khi ăn hoặc giao tiếp. Đôi khi bệnh nhân cần mang nhiều khí cụ chỉnh nha cùng một lúc. Thời gian điều trị kéo dài vài tháng hoặc vài năm.

Ai nên điều trị chỉnh nha

Theo bác sĩ Hoàng Tuấn Anh, một hàm răng khấp khểnh và chen chúc thường rất khó làm sạch. Điều này không chỉ gây sâu răng mà còn dễ bị viêm lợi và mất răng. Những người bị như vậy, ngoài việc giảm khả năng ăn nhai, sai khớp cắn còn có thể ảnh hưởng đến hô hấp, tuần hoàn máu và phát âm. Chỉnh nha sẽ làm đều hàm răng khắp khểnh, giúp xương hàm và các cơ nhai phát triển đúng. Như vậy sẽ giảm nguy cơ sâu răng, viêm lợi, viêm lợi đảm bảo các chức năng của miệng như nhai, thở, phát âm được áp dụng đối với , giảm nguy cơ chấn thương răng do chìa quá. Vì vậy nhu cầu chỉnh nha của những đối tượng này là chính đáng.

Trước đây, điều trị nha chỉ được áp dụng đối với trẻ nhỏ có lệch lạc về răng và khuôn mặt như răng khấp khểnh, chen chúc, vẩu hoặc móm. Hiện nay, với sự phát triển của nhiều tiến bộ kỹ thuật tiến tiến, điều trị chỉnh nha được thực hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, chỉnh nha ở độ tuổi càng sớm càng cho hiệu quả cao. Bởi vậy khi trẻ được 7 tháng tuổi, cha mẹ cần cho trẻ đi khám răng để phát hiện sớm những lệch lạc. Nếu được phát hiện sớm, có thể phòng ngừa và chỉnh sửa những lệch lạc bằng phương pháp đơn giản và ít tốn kém, ít đau, ít tai biến. Khi đi điều trị cần chọn bác sĩ và các cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện.

Hà Tường

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/mang-hoa-vi-chinh-nha-nhanh-gon-5845/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY