Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Mắt bị đỏ, khi nào cần đi khám?

Đôi khi mắt của bạn bị mắc phải tình trạng đỏ ngầu dù không đau đớn. Nguyên nhân của tình trạng này nhiều khi rất đơn giản và thường không quá nghiêm trọng.
Đôi khi mắt của bạn bị mắc phải tình trạng đỏ ngầu dù không đau đớn. Nguyên nhân của tình trạng này nhiều khi rất đơn giản và thường không quá nghiêm trọng. Bạn hoàn toàn có khả năng ngăn ngừa hoặc làm giảm nhẹ tình trạng “mắt đỏ” nhờ những chăm sóc tại nhà. Nhưng cũng có khi đó là dấu hiệu khiến bạn phải đi khám bác sĩ ngay.

Nguyên nhân gây nên mắt đỏ

Nếu mắt có tình trạng lòng trắng bị bao phủ bởi màu đỏ, trước hết bạn cần xác định những triệu chứng khác đi kèm. Nếu bạn đau ở mắt (ví dụ đau nhói, đau tăng khi phản ứng với ánh sáng) có thể là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và bạn cần đến khám bác sĩ ngay. Nếu mắt bị ngứa dù ít dù nhiều hoặc có một cảm giác khô khó chịu, khả năng là ít nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng khác cũng cần tới sự can thiệp của bác sĩ là khi bạn thấy thị lực thay đổi hoặc đau đầu, cơn đau nhạy cảm với ánh sáng, nôn ói...

mắt bị đỏ thường do tình trạng giãn mạch tại kết mạc. Nguyên nhân có thể là: nhiễm trùng (ví dụ với vi khuẩn, virut); dị ứng (với hóa chất, với phấn hoa, lông động vật, bụi...); viêm; sự gia tăng áp lực trong mắt nhưng hay gặp hơn cả của đau mắt đỏ là viêm kết mạc.

Viêm kết mạc và cách chăm sóc

Viêm kết mạc là tình trạng viêm bề mặt của mắt và nó có nhiều nguyên nhân khác nhau. Viêm có thể do vi khuẩn hay virut nhưng phần lớn là do virut. Viêm kết mạc cũng thường là triệu chứng đi kèm trong bệnh cúm, sởi hoặc khi bị lạnh.

Hầu hết các trường hợp viêm kết mạc có thể khỏi mà không cần sự giúp đỡ y tế. Tuy nhiên, nếu phải dùng Thu*c nhỏ mắt kháng khuẩn cần được kê đơn bởi bác sĩ. Nếu viêm kết mạc do virut điều trị bằng kháng sinh sẽ không có tác dụng.

Tình trạng đỏ mắt do dị ứng có thể được hỗ trợ bằng Thu*c. Thông thường, loại bỏ được dị nguyên sẽ khắc phục được tình trạng này. Nếu do hóa chất, nên tìm cách làm sạch mắt bằng nước.

Đau mắt đỏ do viêm kết mạc có thể ngăn ngừa và điều trị tại nhà bằng các cách thức đơn giản sau: Nhỏ Thu*c mắt kháng khuẩn; Rửa mắt thường xuyên bằng nước tinh khiết, nước sạch hay nước muối S*nh l*, nước mắt nhân tạo; Thực hành các bước vệ sinh tốt, ví dụ bằng cách rửa tay thường xuyên, không dùng chung khăn mặt; Không lạm dụng kính áp tròng; Tránh trang điểm mắt; Thường xuyên giặt giũ vỏ gối, chăn màn, vệ sinh nơi ở (để tránh tác nhân dị ứng).

Những căn nguyên khác

Đỏ mắt có thể do xuất huyết kết mạc: Do một áp lực nào đó như ngoại lực, làm việc với mắt quá mức sẽ dẫn đến một vài mạch máu bị vỡ ngay bên dưới bề mặt của mắt. Điều này không đáng lo lắng. Hãy để mắt được nghỉ ngơi và màu đỏ khó coi đó sẽ biến mất trong vòng một hoặc hai tuần.

Khô mắt là một vấn đề phổ biến ở những chủ nhân của đôi mắt đỏ. Đây là hậu quả từ việc mắt sản xuất nước mắt ít hơn hoặc do ngồi trước màn hình máy tính quá lâu và nước mắt nhân tạo có thể giúp cải thiện tình trạng này. Nếu khô mắt có liên quan đến môi trường làm việc hoặc sử dụng màn hình máy tính, trước hết cần thay đổi thói quen làm việc. Sử dụng kính bảo vệ hoặc ngắt quãng thời gian nhìn vào màn hình máy tính, thường xuyên ngẩng lên khỏi màn hình máy tính, thay đổi tầm nhìn để mắt được nghỉ ngơi, thường xuyên chớp mắt để tránh khô mắt.

Kính áp tròng có thể là thủ phạm gây đỏ mắt khi đeo trong thời gian dài. Người đeo có thể giảm thời gian đeo kính áp tròng. Tuyệt đối không đeo kính áp tròng đi ngủ. Sử dụng nước mắt nhân tạo để giảm tác động của kính áp tròng với mắt.

khi nào mắt đỏ là vấn đề nghiêm trọng?

Mặc dù ít khi xảy ra, nhưng đôi khi mắt đỏ cũng là biểu hiện của vấn đề y tế nghiêm trọng cần sự can thiệp của bác sĩ. Đó bao gồm:

Xước hay tổn thương giác mạc: Tuy không đến mức nguy hiểm nhưng cần chăm sóc y tế để ngăn chặn sự tiến triển tồi tệ hơn như dẫn đến nhiễm trùng hoặc viêm loét, mù lòa nếu không được điều trị kịp thời, đúng đắn.

Viêm màng bồ đào: Đây là một bệnh mắt khá phổ biến, nguyên nhân phức tạp và nhiều biến chứng, có thể dẫn tới mù lòa. Vì vậy, nếu thấy kết mạc mắt có màu đỏ thẫm kèm theo đau nhức mắt, nhìn mờ bệnh nhân phải nhanh chóng tìm đến sự giúp đỡ của một bác sĩ nhãn khoa.

Bệnh tăng nhãn áp: Tăng nhãn áp có thể gây tổn hại thần kinh thị giác và gây mù. Các triệu chứng có thể bao gồm đỏ mắt, thay đổi thị lực, đau mắt, đau đầu, buồn nôn và nôn. Bệnh tăng nhãn áp là một cấp cứu chuyên khoa mắt.

Nếu bạn thấy mắt đỏ, đồng thời có đau ở mắt, đau nhạy cảm với ánh sáng hoặc đi kèm với các triệu chứng tổng quát hơn, khi ấy chăm sóc tại nhà có thể làm tình trạng của bạn tồi tệ hơn. Tốt nhất là tìm tới thầy Thu*c chuyên khoa mắt.

Khánh Vân

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/mat-bi-do-khi-nao-can-di-kham-n125536.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Các thắc mắc về đau mắt đỏ và sử dụng Thu*c V-rohto, Tobrex (Tobramicin), collydexa, Natri clorid (nước muối S*nh l*), Oflovid...
  • Khi bạn có tuổi, nguy cơ đục thủy tinh thể, thị lực suy giảm luôn rình rập. Vậy tại sao không trang bị “vũ khí” bảo vệ mắt ngay từ bây giờ bằng các thực phẩm dưới đây:
  • Ớt cay không những hữu dụng đối với người bị phong hàn mà nó còn có công dụng tuyệt vời trong việc điều chỉnh mỡ máu.
  • Bệnh viêm kết mạc mùa xuân xảy ra trên những bệnh nhân có cơ địa dị ứng, có thể có liên quan tới các tác nhân gây dị ứng bay trong không khí như phấn hoa,
  • Trong y học cổ truyền, đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp tính) là một bệnh thường gặp do dịch độc, nhiệt độc của thời tiết xâm nhập vào mắt gây nên.
  • Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
  • Viêm kết mạc mùa xuân YHCT gọi là bạo phong khách, thiên hành xích nhãn...Trên lâm sàng thường gặp ba loại sau: thể phong nhiệt, thể phong thấp và thể âm hư. Tùy thể mà dùng bài Thu*c.
  • Theo Đông y, đau mắt đỏ chủ yếu do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên một diện rộng, hiệp với thấp nhiệt phối hợp với nhau mà gây bệnh. Biểu hiện của bệnh là lúc đầu thấy ngứa, cộm, chảy nước mắt, đây là lúc độc phong tà xâm nhập tại chỗ mà gây ra, sau đó nhanh chóng sưng là quá trình chính khí và tà khí giao tranh nên mắt đau, nhiều dử. Sau đây là một số bài Thu*c đơn giản trị bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
  • Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp (nguyên nhân do virut là chủ yếu), có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, thường hay gặp vào mùa hè. Bệnh lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Theo y học cổ truyền, đau mắt đỏ gọi là hồng nhãn, hỏa nhãn. Nguyên nhân do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng hiệp với thấp nhiệt gây nên. Dưới đây là bài Thuốc theo từng thể bệnh.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY