Máy trợ thở được Trường Đại học Điện lực chế tạo thành công
Chỉ chưa đầy 2 tuần, nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Điện tử - Viễn thông và Trung tâm nghiên cứu phát triển, Trường Đại học Điện lực phối hợp với một số chuyên gia y tế đã cho ra đời hai phiên bản đầu tiên của mẫu máy trợ thở cho bệnh nhân mắc COVID-19 và các bệnh khác cần trợ thở.
|
Để cho ra đời phiên bản máy trợ thở đầu tiên này, 8 thành viên trong nhóm đã miệt mài, nỗ lực nghiên cứu. Nhiều cuộc họp trực tuyến cùng hàng trăm cuộc gọi lúc nửa đêm đã diễn ra để chỉnh sửa động cơ, thay đổi nguyên vật liệu,... |
|
Trưởng nhóm chế tạo Trần Vũ Kiên, khoa Điện tử, Đại học điện lực cho biết “Gần 2 tuần liền, phòng nghiên cứu trở thành nhà của anh em. Nhiều cuộc trao đổi trực tuyến từ các chuyên gia y tế hàng đầu hàng Việt Nam; từ các anh em, bạn bè, đồng nghiệp,... động viên, hoàn thiện chiếc máy đầu tiên” |
|
Đúng như kỳ vọng, sau gần 2 tuần miệt mài nghiên cứu, nhóm đã cho ra đời 2 phiên bản máy thở không xâm nhập. Phiên bản EV1 nhằm mục đích chính là đáp ứng tốc độ sản xuất nhanh khi không may xảy ra trường hợp y tế khẩn cấp. |
|
Phiên bản EV2 nhỏ gọn hơn, nhiều tính năng hơn nhưng vật tư, linh kiện lại không dễ huy động số lượng lớn trong thời gian ngắn. |
|
Nhóm nghiên cứu cho biết, máy được chế tạo dựa theo thiết kế mẫu của các cơ sở nghiên cứu và các nhà khoa học thế giới. Các thiết kế được cải tiến để phù hợp với điều kiện Việt Nam và tình hình dịch bệnh hiện nay. |
|
Thiết kế sử dụng các linh kiện vật tư sẵn có, phổ biến để đảm bảo có thể sản xuất khẩn cấp với số lượng lớn trong thời gian rất ngắn với giá thành rẻ. |
|
Đây là loại máy hỗ trợ thở không xâm nhập dựa theo thiết kế mẫu của các cơ sở nghiên cứu và các nhà khoa học thế giới. |
|
Máy có các tính năng cơ bản gồm đạt được các thông số như lưu lượng khí, số nhịp thở/phút, chu trình thở và tỉ số inhale/exhale... |
|
Ngoài ra, máy có thể mở rộng thêm một số tính năng an toàn khác nếu cần thiết, chẳng hạn như cảnh báo áp suất... |
|
Máy có chức năng hỗ trợ thở cho những bệnh nhân suy giảm khả năng hô hấp hoặc phù phổi cấp do virus SARS-CoV-2 xâm nhập tế bào, gây rối loạn hệ miễn dịch và tổn thương nghiêm trọng đến phổi. Sản phẩm sẽ góp phần hỗ trợ các nhân viên y tế vượt qua thách thức lớn nhất hiện nay là làm sao có thể cứu sống nhiều bệnh nhân suy hô hấp, đang nguy kịch vì dịch bệnh COVID-19. |
|
Với phiên bản rút gọn, thiết kế sử dụng các linh kiện vật tư sẵn có, phổ biến để đảm bảo có thể sản xuất khẩn cấp với số lượng rất lớn, gần như không hạn chế số lượng trong thời gian rất ngắn với giá thành rẻ, nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ đáp ứng khoảng 1000 - 2000 chiếc/mỗi tuần với giá thành rẻ, khoảng 2 - 3 triệu/chiếc. |
|
Hy vọng, các thầy, cô giáo và sinh viên, Trường Đại học Điện lực sẽ là địa chỉ tin cậy, cung cấp số lượng lớn máy trợ thở để giúp ngành Y tế có thêm cơ sở, vật chất phục vụ điều trị cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19 trong thời gian tới. |
Trần Ngọc - Nguyễn Bình
Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/May-tro-tho-duoc-Truong-Dai-hoc-Dien-luc-che-tao-thanh-cong-591397/)