An toàn thực phẩm hôm nay

Mẹ bầu nên kiêng ăn rau gì?

Thai kỳ là lúc mẹ bầu cần phải bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi. Tuy nhiên, không phải loại rau củ quả nào cũng tốt cho sức khỏe, các mẹ tuyệt đối phải tránh 6 loại rau dưới đây.

Rau răm

Ăn rau răm trong 3 tháng đầu thai kỳ dễ dẫn đến thiếu máu.

Đối với người việt, rau răm thường được dùng kèm trong các món ăn để làm tăng thêm mùi vị, giúp món ăn trở nên ngon miệng hơn. bên cạnh đó, rau răm còn có tác dụng làm ấm bụng, tiêu thực và tán hàn.

Tuy nhiên, việc ăn nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu. trong khi giai đoạn mang thai là lúc phụ nữ dễ bị thiếu máu nhất.

Ngoài ra, trong rau răm còn chứa chất gây ra tình trạng co bóp tử cung dễ dẫn đến sẩy thai. tốt nhất, mẹ bầu nên hạn chế ăn rau răm ở mức thấp nhất để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho thai nhi.

Rau sam

Mẹ bầu nên kiêng ăn rau gì?

Dù chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhưng đây là một trong những loại rau bà bầu không nên ăn.

Rau sam có hàm lượng dinh dưỡng cao với nhiều vitamin, khoáng chất và đặc biệt là hàm lượng axit béo omega3 có trong rau sam rất dồi dào. Đây cũng là loại rau khá dễ trồng, dễ chăm sóc nên thường được dùng để chế biến món ăn.

Mặc dù mang nhiều ưu điểm như vậy nhưng thực tế đây lại là một trong những loại rau bà bầu không nên ăn. Bởi lẽ, rau sam có tính hàn khá cao giúp giải độc, thanh nhiệt, trừ giun nên sẽ rất dễ gây kích thích mạnh đến tử cung.

Nó sẽ làm tăng tần suất co bóp dẫn đến nguy cơ sảy thai rất cao.

Bởi rau sam có tính hàn khá cao giúp giải độc, thanh nhiệt, trừ giun nên gây kích thích mạnh đến tử cung, làm tăng tần suất co bóp dẫn đến nguy cơ sảy thai rất cao.

Ngải cứu, rau ngót

Mẹ bầu nên kiêng ăn rau gì?

Phụ nữ đang mang thai không nên ăn rau ngải cứu, rau ngót trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.

Theo một vài nghiên cứu cho thấy giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn ngải cứu và rau ngót. lý do là vì sao?

Mặc dù hai loại rau này có công dụng giúp giảm đau cơ, lưu thông máu và giảm đau bụng. tuy nhiên nếu ăn quá nhiều ngải cứu và rau ngót trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung. hậu quả dẫn đến là nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non rất cao.

Sau 3 tháng, khi thai đã cứng cáp thì mẹ bầu có thể cho ngải cứu và rau ngót vào thực đơn. tốt nhất nên ăn ở một mức độ vừa phải, không nên ăn quá nhiều để tránh gây ra những hậu quả không lường trước được.

Sau 3 tháng, khi thai đã cứng cáp thì mẹ bầu có thể cho ngải cứu và rau ngót vào thực đơn. tốt nhất nên ăn ở một mức độ vừa phải, không nên ăn quá nhiều để tránh những rủi ro không đáng có.

Cải bó xôi (rau bina)

Mẹ bầu nên kiêng ăn rau gì?

Cải bó xôi gây thiếu máu thai kỳ.

Cải bó xôi thuộc danh sách những loại rau bà bầu không nên ăn vì trong đó có chứa axit oxalic làm hạn chế khả năng hấp thu chất sắt của cơ thể. từ đó dẫn đến tình trạng thiếu máu trong thai kỳ rất nguy hiểm đối với thai phụ.

Tốt nhất, các mẹ chỉ nên ăn một lượng vừa phải cải bó xôi kèm theo những món ăn giúp hỗ trợ hấp thu chất sắt như cá, thịt cùng các loại trái cây giàu vitamin C thì sẽ mang lại hiệu quả đáng kể cho sức khỏe.

Giai đoạn mang thai, việc ăn uống có thể được xem là nỗi lo lớn nhất của các thai phụ. Vì bà bầu rất thèm ăn và nếu không thể ăn được những món mình thích.

Tuy nhiên, nếu không muốn gây ra những hậu quả xấu đến sức khỏe của bản thân và cả thai nhi trong bụng, các chị em đừng dại gì mà động đũa vào những loại rau bà bầu không nên ăn kể trên nhé.

Rau chùm ngây

Mẹ bầu nên kiêng ăn rau gì?

Dù được xem là “thần dược” với hàng loạt công dụng, nhưng rau chùm ngây cũng mang đến không ít tác hại cho phụ nữ mang thai.

Nhiều người sẽ hơi bất ngờ khi thấy rau chùm ngây nằm trong danh sách những loại rau bà bầu không nên ăn bởi những tác dụng mà nó đem đến. Thậm chí, chùm ngây còn được xem là “thần dược” với hàm lượng dinh dưỡng hơn 90 dưỡng chất.

Chỉ riêng phần lá và hoa của chùm ngây đã có thể cung cấp gấp 7 lần hàm lượng vitamin C của một quả cam, gấp 4 lần lượng canxi và 2 lần lượng protein trong sữa, gấp 4 lần lượng vitamin A trong cà rốt và 3 lần lượng kali trong chuối.

Ngoài ra, trong rau chùm ngây còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng sinh, chống viêm nhiễm… có khả năng ngăn ngừa khối u, giúp đào thải độc tố, bảo vệ gan và đặc biệt là khả năng chống lại căn bệnh tiểu đường.

Dù mang trong mình những công dụng “đáng gờm” là vậy nhưng có vẻ như rau chùm ngây không phải sinh ra dành cho các thai phụ.

Vì bên cạnh những dưỡng chất có lợi như trên thì trong rau chùm ngây còn chứa alpha-sitosterol, một loại hormone có cấu trúc tượng tự estrogen với chức năng ngăn ngừa mang thai, làm co trơn tử cung, từ đó dẫn đến nguy cơ sẩy thai rất cao.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn, các mẹ nên loại bỏ ngay loại rau này khỏi thực đơn ăn uống trong thai kỳ.

Theo Mỹ Trinh/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/suc-khoe/6-loai-rau-ba-bau-can-phai-kieng-41405.html

Theo Mỹ Trinh/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/me-bau-nen-kieng-an-rau-gi/20201208085157034)

Tin cùng nội dung

  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY