Sức khỏe hôm nay

Mẹ bầu nên uống nước thế nào để thai nhi khỏe mạnh?

Trong thời kỳ có thai, không chỉ dinh dưỡng mới quan trọng, mà vấn đề nước uống cũng của các mẹ bầu cũng rất cần được lưu tâm.

Tác hại không uống đủ nước khi mang thai

Đối với bà bầu, ngoài những chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho thai nhi thì nước cũng là thành phần không thể thiếu. Nước là thành phần không thể thiếu đối với các bà bầu. Nước cung cấp cho túi ối tạo môi trường để thai nhi phát triển.

Cơ thể thiếu nước, bà bầu sẽ mắc phải tình trạng đau đầu, chuột rút thường xuyên, cơ thể mệt mỏi, hay bị ngấy rất nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đặc biệt có thể dẫn đến tình trạng sinh non ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này và sức khỏe của mẹ.

Nước trong cơ thể không đủ, không nuôi cơ thể tốt làm cho cơ thể hoạt động bii trì trệ, cơ thể cảm thấy mệt mỏi. Thiếu nước, bà bầu dễ mắc phải bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Hệ tiêu hóa làm việc không đảm bảo, đường ruột hấp thụ lại nước từ chất thải gây ra tình trạng táo bón. Cơ thể mẹ bầu nóng trong, táo bón thường xuyên nhưng nếu cấp đủ nước giảm được tình trạng này.

Đặc biệt đối với mùa hè, bà bầu thiếu nước cơ thể luôn ở trạng thái bức bối, mệt mỏi và không muốn vận động.

Mẹ bầu nên uống bao nhiêu nước là đủ?

Hầu hết mẹ bầu đều biết 70% cơ thể con người là nước nên ý thức được rằng việc uống nước rất quan trọng. Nên uống từ 8-10 cốc nước (250ml). Tổng lượng nước hợp lý trong ngày là 2-3 lít. Các mẹ bầu nên chuẩn bị bình chia dung tích cố định để theo dõi lượng nước uống hàng ngày.

Nếu vận động nhiều, hoặc mùa hè ra nhiều mồ hôi thì cần tăng lượng nước. Ví dụ: khi đi dạo ở công viên thì mẹ bầu hãy đem theo chai nước, thỉnh thoảng nhấp một ngụm cho đỡ khát.

Ngoài nước lọc, mẹ bầu có thể uống thêm các loại nước trái cây tự nhiên vừa giàu dinh dưỡng lại vừa tránh gây nhàm chán khi uống nhiều nước lọc. Một số loại nước như nước cam, nước dừa cũng là sự lựa chọn tốt cho các mẹ. Tuy nhiên, các loại nước ngọt, cà phê nước có ga hay đóng chai cần loại bỏ ngay khỏi thực đơn ăn uống vì chúng không những không cung cấp được lượng nước cần thiết, mà còn làm các mẹ khát nước hơn.

Các thời điểm trong ngày mẹ bầu nên uống nước (cốc 250ml)

Lần 1: Ngay sau khi ngủ dậy – nước ấm pha mật ong chanh uống để tráng ruột và đào thải cặn bã.

Lần 2: Trong khi ăn sáng – nhấp từng ngụm nhỏ (nếu ăn bún, miến, phở, mì có nước thì không cần thiết) và nhai kỹ thức ăn để dễ tiêu hóa.

Lần 3: Giữa buổi sáng – uống 1 cốc trong 20 phút để giữ tỉnh táo (nếu uống sữa hoặc nước hoa quả thì không cần)

Lần 4: Trước bữa trưa 30 -45 phút – uống 1 cốc từ từ để bôi trơn niêm mạc dạ dày và ruột.

Lần 5: Trong bữa trưa – nhấp từng ngụm nhỏ (nếu ăn canh thì không cần thiết) đồng thời nhai kỹ thức ăn để dễ tiêu hóa.

Lần 6: Giữa buổi chiều – uống 1 cốc trong 20 phút để cấp nước cho cơ thể (nếu uống sữa hoặc sinh tố/nước ép thì không cần).

Lần 7: Trước bữa tối 30 - 45 phút – uống 1 cốc từ từ để bôi trơn niêm mạc dạ dày và ruột.

Lần 8: Trong bữa tối – nhấp từng ngụm nhỏ (nếu ăn canh thì không cần thiết) và nhai kỹ thức ăn để dễ tiêu hóa.

Lần 9: Giữa buổi tối – uống 1 cốc nước ấm để thanh lọc cơ thể sau một ngày dài (nếu uống sữa thì thôi).

Các lưu ý cho mẹ bầu khi uống nước

Uống nước sạch và an toàn

Để chất lượng nước luôn được đảm bảo, các mẹ nên đun sôi nước để nguồi rồi mới uống để tiêu diệt hết những vi trùng, vi khuẩn có hại. Nếu uống nước lọc đóng chai, nên chọn các loại nước không có BPA và để tủ lạnh một lúc rồi uống thay vì cho thêm đá trực tiếp vào nước.

Thêm các thành phần tăng hấp thu vào nước

Các thành phần này sẽ liên kết với các phân tử nước để cơ thể hấp thu nước dễ dàng hơn. Ví dụ bình thường mẹ ít khi uống nước lọc, có thể cho thêm vài lát chanh, vài lát gừng tươi, hoặc vài thìa hạt chia cho dễ uống.

Nhất là mùa hè nóng bức, nước ngâm trái cây nhiều màu như dưa hấu, cam vàng, dưa leo hay dâu tây… không những ngon miệng mà còn ngon mắt, nhìn cũng thấy thoải mái rồi nên cũng muốn uống nhiều hơn.

Uống ngụm nhỏ và ở tư thế ngồi

Đừng nghĩ uống ừng ực nước là yên tâm đủ nước rồi. Trừ khi mục đích là để rửa trôi cặn bã như trên, còn không sẽ giống như đường ống nước, nếu xả ào ào sẽ quét sạch các dịch tiết tiêu hóa và lợi khuẩn trong ruột, cản trở việc hấp thu dinh dưỡng. Nhất là lúc đứng uống nước thì sữa rửa trôi càng mạnh.

Mặt khác, uống nhiều nước trước khi ăn sẽ khiến bụng no, đến bữa chính sẽ không ăn được mấy thức ăn. Mà nước cũng pha loãng acid dạ dày nên cũng không tốt cho tiêu hóa. Theo các chuyên gia thì trước khi ăn 30 phút nên nhấp ít nước để bôi trơn niêm mạc dạ dày để tiết đủ acid tiêu hóa thức ăn.

Bổ sung thêm nước cam

Cam chứa một lượng vitamin C dồi dào giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống những loại vi khuẩn gây bệnh cảm cúm, ho, ngạt mũi khi mang thai… Việc bổ sung nước cam đặc biệt tốt cho 3 tháng đầu thai kỳ, giúp hạn chế các dị tật bẩm sinh cho bé. Chất limonoid trong nước cam còn giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và có tác dụng giải độc, lợi tiểu.

Tuy nước cam có tác dụng tốt co sức khỏe nhưng mẹ bầu nên uống nước cam sau khi ăn từ 1 – 2 tiếng, khi cơ thể không quá no cũng như quá đói để tránh bị đầy hơi và xót ruột. Không nên uống nước cam vào buổi tối muộn bởi nước cam có tác dụng lợi tiểu nên sẽ khiến mẹ bầu mất ngủ tiểu tiện nhiều. Mẹ không nên uống sữa sau khi uống nước cam bởi protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin.

Uống nước dừa đúng cách

Nước dừa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, sắt, photpho, natri, vitamin C, B1, B2, B3, B6, chất xơ, canxi, magiê, kali, folate giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh cho mẹ bầu. Axit lauric trong nước dừa cũng có tác dụng chống lại virus monolaurin – loại virus dễ gây nhiễm trùng cho mẹ bầu. Hàm lượng đường trong nước dừa cũng thấp hơn những loại nước ngọt có đường khác nên giảm nguy cơ mẹ bầu bị tiểu đường trong thai kỳ.

Ngoài ra, việc sử dụng nước dừa còn giúp tăng năng lượng, làm giảm triệu chứng mệt mỏi và kiệt sức ở mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Tác dụng dưỡng ẩm của nước dừa cũng rất tốt cho làn da, tăng độ đàn hồi cho da mẹ bầu và giảm hiện tượng rạn da.

Tuy nhiên, ttrong thời gian mang thai 3 tháng đầu không nên uống nhiều nước dừa vì nó có thể làm tình trạng sức khỏe trở nên mệt mỏi, khó chịu hơn, nếu lạm dụng uống quá nhiều có thể dẫn tới sảy thai. Không uống nước dừa khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi. Mẹ bầu không nên uống quá nhiều nước dừa mà chỉ nên uống tối đa mỗi ngày 1 ly nước dừa.

Ánh Dương

Theo tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/me-bau-nen-uong-nuoc-the-nao-de-thai-nhi-khoe-manh-27935/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY