Dinh dưỡng hôm nay

Mẹ bị cảm cúm có cho bé bú được không?

Trong các mùa dịch cảm cúm xảy ra thì những người có sức đề kháng yếu rất dễ nhiễm bệnh và các mẹ cho con bú không ngoại lệ.

Tuy nhiên, các mẹ cho con bú rất lo lắng có nên cho con bú hay không. Để có thể trả lời cho câu hỏi này, mời các mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

Cúm là một bệnh truyền nhiễm có tác nhân chủ yếu là siêu vi, gây bệnh trên đường hô hấp. Bệnh khá thường gặp trong cộng đồng khi một người lớn khỏe mạnh vẫn có thể mắc cúm vài lần trong năm. Những triệu chứng phổ biến là hắt hơi, chảy nước mũi, sốt, mệt mỏi, ăn kém và đau nhức toàn thân chỉ khu trú trong 5 - 7 ngày dù không điều trị đặc hiệu gì. Tuy vậy, trong không ít trường hợp, cúm có thể gây ra biến chứng nặng nề hoặc thậm chí Tu vong, đặc biệt nguy hiểm đối với người lớn tuổi (trên 65 tuổi) và trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi).

Virus cúm rất dễ lây lan từ người này sang người khác qua các hạt dịch tiết nhỏ bay vào không khí và trên các bề mặt mà bạn chạm vào. Việc bà mẹ đang cho con bú bị nhiễm cúm là hoàn toàn có thể xảy ra trong mùa dịch.

Cúm qua sữa mẹ, có hay không?

Virus cúm đặc biệt mẫn cảm với đường hô hấp trên vì ở đó virus dễ bám dính và dễ xâm nhập. Tuy nhiên, không phải cứ bám dính được là chúng có thể gây bệnh. Chúng sẽ vấp phải một loạt hàng rào phòng ngự bảo vệ như các kháng thể IgA có sẵn trong dịch nhầy của đường hô hấp, các tế bào có thẩm quyền miễn dịch như các tế bào; lympho, các đại thực bào luôn tuần tra canh gác cẩn thận. Những thành phần này sẽ làm giảm phần lớn khả năng xâm nhập tế bào của virus cúm. Nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ virus lách được thành công, chúng chui vào trong tế bào biểu mô mũi, họng, hầu..., bắt những tế bào này tổng hợp nên các virus mới và hủy tế bào để giải phóng ra các thế hệ virus con cháu. Những virus này tiếp tục xâm nhập các tế bào liền kề gây ra hủy hoại mang tính đồng loạt ở đường hô hấp trên.

Nếu virus cúm vượt qua được mọi hàng rào bảo vệ ở trên thì virus sẽ đi vào máu và gây ra tình trạng nhiễm virus huyết. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, người ta thấy rằng, tình trạng nhiễm virus huyết là rất khó xảy ra. Chúng chỉ xảy ra ở những trường hợp có hệ miễn dịch quá yếu hay ở những đối tượng bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng. Và thậm chí, ngay cả những trường hợp nhiễm virus huyết thì dù có bị tổn thương các cơ quan khác như não, tim, thận thì hiện tượng virus sinh tồn trong tuyến sữa là rất hiếm nếu như không muốn nói là không có. Nồng độ virus trong máu là rất thấp. Người ta đã nghiên cứu nhiều và chưa có bằng chứng chứng minh được là bà mẹ bị cúm thì sẽ nhiễm virus cúm trong sữa của mình. Hay nói một cách dễ hiểu là virus cúm không lây qua đường sữa mẹ.

Khi bị cúm, người mẹ cần rửa tay thường xuyên, ho hoặc nhảy mũi vào khăn (và vứt bỏ sau khi dùng), đồng thời đừng quên hạn chế tiếp xúc mặt đối mặt với trẻ.

Tuy không lây qua đường sữa mẹ nhưng virus cúm lại rất dễ lây qua đường hô hấp. Chỉ cần một cái hắt hơi của mẹ, hay một cái vuốt ve môi, mũi con cũng đủ làm con bị nhiễm virus nếu trẻ đang trong giai đoạn sơ sinh. Mà những hiện tượng này rất dễ gặp khi bà mẹ cho con bú. Vì vậy, khi người mẹ đang ở giai đoạn cho con bú cần giữ gìn để tránh mắc bệnh cúm. Nếu không may bị nhiễm cúm, cần thận trọng để tránh lây nhiễm cho con.

Nếu như các triệu chứng của cảm cúm trở nên nặng lên theo từng ngày như: hắt hơi liên tục, ho nhiều hơn, cơ thể luôn mệt mỏi thì mẹ nên ngừng để điều trị. sau ít ngày, mẹ đỡ hơn thì nhưng cần đeo khẩu trang để tránh tình trạng virus cảm cúm xâm nhập bé qua đường hô hấp. đầu ti mẹ khi cần vệ sinh sạch sẽ với nước ấm để tiệt tiêu vi khuẩn.

Để có thể tiếp xúc bình thường với bé thì mẹ cần điều trị ít nhất 2 tuần. những bà mẹ nhiễm cúm nặng và gây biến chứng như: viêm phổi, viêm gan, đồng nhiễm hiv, bị tổn thương đầu ti thì cần ngưng việc ngay. đồng thời, mẹ cũng cần đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời vừa đảm bảo sức khỏe của mẹ và an toàn cho bé.

Lời khuyên với bà mẹ cho con bú bị cúm

Khi người mẹ bị bệnh cúm, điều quan trọng là tránh làm sao để bé bị phơi nhiễm mầm bệnh càng ít càng tốt.

Người mẹ cần phải tiến hành các bước vệ sinh phòng cúm cẩn thận, chẳng hạn như rửa tay thường xuyên, ho hoặc nhảy mũi vào khăn (và vứt bỏ sau khi dùng), đồng thời đừng quên hạn chế tiếp xúc mặt đối mặt với trẻ. mẹ cũng cần cân nhắc đeo khẩu trang trong suốt thời gian để tránh ho, nhảy mũi hoặc thở trực tiếp vào mặt của trẻ.

Nếu bạn lo lắng về rủi ro cho trẻ hoặc đang bệnh nặng không thể cho con bú, hãy tự vắt sữa và nhờ người khác giúp cho trẻ bú thay bạn bằng sữa bạn vắt ra. Ngoài ra, trong trường hợp mẹ đang cho con bú dùng Thu*c có chứa kháng histamine (thường dùng trong Thu*c trị cúm), nó có thể ảnh hưởng đến trẻ thông qua sữa mẹ. Bạn cũng nên tránh dùng Thu*c có kháng histamine. Hãy luôn báo cho bác sĩ biết bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ để bác sĩ có thể kê đơn Thu*c phù hợp cho bạn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ news (http://phununews.vn/me-bi-cam-cum-co-cho-be-bu-duoc-khong-537440.htm)

Tin cùng nội dung

  • Con gái tôi hay bị táo bón 2 ngày đi một lần, phân chắc. Tôi nấu khoai lang, nấu chung với bột cho bé ăn hàng ngày.
  • Nếu trẻ bị tiêu chảy mà không uống được Oserol, mẹ có thể tìm cách bù nước cho con bằng những phương pháp sau.
  • Sáng nay, khi ngang qua cửa hàng đồ lót nữ, con trai 6 tuổi của tôi nói rất hồn nhiên Sao nhìn thấy mấy cái này, chim con tự nhiên nó to lên. Ngộ quá. Chúng tôi rất lo lắng. Phải chăng cháu bị dậy thì sớm? Tôi cũng nghe nói các xét nghiệm xác định dậy thì sớm rất đắt phải không Mangyte ? Tôi nên đưa con đến đâu để khám, Mangyte ơi? (Nguyễn Minh Luận,Q.1, TPHCM)
  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY