Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Mẹ bị thủy đậu, bé nguy hiểm ngay khi chào đời

Nghệ An-Bé sinh non ở tuần thai 35, mẹ lại mắc thủy đậu 4 ngày trước sinh, nên sức khỏe trẻ yếu, tím tái, phải hỗ trợ thở máy.

Tại khoa sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm phổi do thủy đậu, thở nhanh, da tái, không có ban trên da, phổi thông khí kém.

Một bé khác cũng nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng, thở rên, trên da không có ban, nốt phỏng, phim chụp X-quang tim phổi có hình ảnh viêm phổi. Mẹ bé cũng mắc thủy đậu 3 ngày trước sinh.

Bác sĩ Hồ Thảo Ngọc, khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh, ngày 17/3 cho biết bệnh thủy đậu có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho trẻ sơ sinh như viêm phổi, não, nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm gan tối cấp.

Hai bé được theo dõi tại Khoa sơ sinh, điều trị bằng IVIG ( Immunoglobumin miễn dịch) và kháng virus Acyclovir để phục hồi đề kháng.

Theo bác sĩ Thảo, thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có thể lây qua đường hô hấp và tiếp xúc da, thường bùng phát vào tháng 3, tháng 4 do thời tiết nóng, ẩm. Bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh do sức đề kháng của bé còn rất yếu. Thủy đậu thường lây lan rất nhanh trong vòng hai, ba ngày đầu đời trẻ. Biểu hiện ban đầu là sốt, nổi bóng nước khắp cơ thể, tùy tình trạng nặng nhẹ mà bóng nước nổi nhiều hay ít.

Người mẹ bị thủy đậu trước sinh trong vòng 7 ngày, virus sẽ truyền qua nhau thai vào máu gây bệnh cho trẻ khi sinh. Lúc này, cơ thể mẹ chưa sản xuất kháng thể để truyền qua nhau thai cho con. Những trẻ này nhiễm vius từ trong máu nên nặng và nguy cơ Tu vong cao.

Trẻ có mẹ bị thủy đậu trước sinh 7 ngày, cần được nhập viện theo dõi, điều trị gobulin miễn dịch, Thu*c kháng virus kịp thời. Đặc biệt nguy hiểm với trẻ sinh non, nhẹ cân, người mẹ nhiễm virus thủy đậu trước sinh 4 ngày, sau sinh 2 ngày.

Bác sĩ khuyến cáo tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh cho trẻ. Người mẹ nên có kế hoạch phòng bệnh ngay trong thai kỳ. Trước khi mang thai ba đến 6 tháng cần tiêm vaccine thủy đậu để phòng bệnh và ngăn chặn khả năng virus lây sang cho bé. Sau khi bé chào đời, kháng thể này được tiếp tục phát huy qua đường sữa mẹ. Bé sẽ hạn chế nguy cơ bị thủy đậu, ít nhất trong năm đầu tiên.

Mẹ bị thủy đậu khi cho con bú hoặc người thân bị thủy đậu, rất dễ lây cho bé. Do đó, mẹ hoặc người thân của trẻ sơ sinh cần ngay lập tức cách ly với trẻ, ngừng cho bú để tránh lây nhiễm virus.

Thùy An

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/me-bi-thuy-dau-be-nguy-hiem-ngay-khi-chao-doi-4249831.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhiễm khuẩn sản phụ khoa có thể dẫn tới tình trạng thai ch*t trong tử cung, sẩy thai, viêm niêm mạc tử cung, viêm phần phụ….Có nhiều phụ nữ khi mang thai đã bị nhiễm khuẩn mà không hề biết. Vi khuẩn xâm nhập vào *m đ*o rồi vào cổ tử cung và tấn công thai nhi ngay trong bụng mẹ.
  • Đau đầu sau đẻ hay còn gọi là sản hậu đầu thống - là biểu hiện ở phụ nữ sau khi sinh đau đầu kèm theo cắn nhức hai thái dương, nặng đầu, choáng váng, cơ thể hư nhược hoặc người bệnh vốn có chứng bệnh đầu thống sau đẻ lại càng đau tăng.
  • Đối với sản phụ sau sinh nếu không vấn đề gì thông thường ngày hôm sau sản phụ và bé sẽ được về nhà trường hợp sinh mổ sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, khi về nhà sản phụ có thân nhiệt từ 38 độ C trở lên thì cần tái khám, nếu để lâu có thể gặp nguy hiểm.
  • Vào lúc 14h30 ngày 31/01/2013, trên website www.tuvansuckhoe24h.com.vn sẽ diễn ra buổi tư vấn trực tuyến chủ đề:“Cập nhật phương pháp điều trị đau bụng kinh bằng thảo dược”...
  • Bí tiểu ở sản phụ sau sinh là một trong những biến chứng thường gặp, có khoảng 15% các bà mẹ sau sinh rơi vào tình trạng bí tiểu.
  • Sản phụ sau khi sinh khoảng 2 - 5 ngày hầu như ai cũng có cảm giác căng ngực. Lúc này, tình trạng phù nề mô tuyến sữa gây ra cảm giác nặng ngực, đau nhẹ hay nóng, đi kèm với cảm giác căng ngực.
  • Gần đây, nhiều bạn đọc viết thư về tòa soạn hỏi về các tai biến sản khoa, đặc biệt là tai biến tắc mạch ối; nguyên nhân do đâu; có cách nào khắc phục và hạn chế được các tai biến này không?
  • Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, hàng năm trên thế giới có khoảng 500.000 phụ nữ bị Tu vong liên quan đến việc mang thai, sinh con; trên 60 triệu sản phụ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, 30% trong số này bị tổn thương suốt đời.
  • Một ca bệnh sa dây rau bất ngờ trong quá trình chuyển dạ chuẩn bị sinh đã được các y bác sĩ khoa Nhi, BV Bạch Mai cứu sống cả mẹ lẫn con, khiến gia đình bệnh nhân vô cùng cảm kích...
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY