Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Mẹ cần biết: Sinh mổ ăn khoai lang được không?

Sinh mổ ăn khoai lang được không là câu hỏi gây nhiều tranh cãi hiện nay. Khoai lang là thực phẩm quen thuộc, có tính bình, vị ngọt, ích khí, cường thận... rất tốt cho sức khỏe, kể cả với người ốm dậy và sản phụ sau sinh mổ. Nhiều người cho rằng khoai lang tốt cho sức khỏe nhưng các mẹ sinh mổ không nên ăn bởi nó có thể gây đầy hơi, khó chịu. Vậy thực hư ra sao?

1. Giá trị dinh dưỡng của khoai lang

Khoai lang rất giàu beta-carotene – một hợp chất thực vật được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể, rất cần thiết cho sự tăng trưởng của hầu hết các tế bào và mô. Thành phần này cũng rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Theo các chuyên gia, mẹ bỉm sữa sau sinh cần bổ sung nhiều vitamin a nhưng nên tránh sử dụng nguồn vitamin a từ động vật bởi có thể gây độc tính khi ăn quá nhiều. do đó, beta-carotene trong khoai lang có thể được coi là nguồn vitamin a rất quan trọng đối với sản phụ sau sinh.

Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa nhiều các khoáng chất quan trọng khác. theo thống kê, 200g khoai lang bao gồm các khoáng chất sau:

    Lượng calo: 180

Đặc biệt, khoai lang rất giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi các gốc tự do có hại. các gốc tự do là các phân tử không ổn định có thể làm hỏng dna và kích hoạt tình trạng viêm nhiễm, tổn thương trong cơ thể. ngoài ra, sự phát triển của các gốc tự do còn liên quan đến các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim và lão hóa. do đó, ăn khoai lang rất tốt cho sức khỏe của phụ sản.

2. Sinh mổ ăn khoai lang có được không?

Cơ thể yếu ớt cộng với vết mổ chưa lành khiến sản phụ sinh mổ luôn phải cẩn trọng trong các bữa ăn hàng ngày, tránh các loại thực phẩm kích ứng, có khả năng ảnh hưởng đến vết mổ. vì thế, nhiều sản phụ băn khoăn không biết ăn khoai lang có tốt cho vết thương không?

Khoai lang chứa nhiều vi chất, đặc biệt là khoai lang vàng đỏ. khoai lang là thực phẩm hỗ trợ chữa vàng da, viêm tuyến vú, táo bón, giúp sáng mắt, lợi mật. trong dân gian, khoai lang được mệnh danh là nhân sâm từ phương nam, rất tốt cho sức khỏe.

Sau sinh mổ, hoạt động ruột và dạ dày của sản phụ rất yếu, tiêu hóa kém. khoai lang cung cấp rất nhiều chất xơ, có khả năng nhuận tràng, lợi tiểu, ngăn ngừa táo bón ở sản phụ.

Ngoài ra, chất đường tự nhiên trong khoai lang không làm tăng đường huyết ở sản phụ. ngược lại, nó còn thẩm thấu vào máu, cân bằng đường huyết, cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp ích cho quá trình hồi phục sau sinh của sản phụ.

Trong khoai lang chứa rất nhiều vitamin c, d, e có lợi cho sản phụ, tăng tiết sữa, tăng chất đề kháng trong sữa. chất beta - carotene trong khoai lang rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp chuyển đổi thành vitamin a. trẻ bú mẹ sẽ có làn da khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh. bản thân sản phụ có thể ngăn ngừa nếp nhăn, nám má, cải thiện vết rạn sau sinh.

Chất chống oxy hóa, đặc tính kháng viêm ở khoai lang, đặc biệt là khoai lang tím giúp sản phụ nhanh lành vết mổ, giảm nguy cơ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng vết mổ, phòng tránh nhiều bệnh tật.

Sản phụ muốn giảm cân sau sinh mà không ảnh hưởng đến lượng sữa cho con bú có thể thêm khoai lang vào thực đơn hàng ngày.

3. Ăn khoai lang có ảnh hưởng vết mổ không?

Nhiều người cho rằng sản phụ sau sinh mổ không nên ăn khoai lang nhưng chưa có bằng chứng nào chứng minh điều này. trên thực tế, khoai lang rất tốt cho các mẹ sau sinh, kể cả với người sinh mổ bởi nó không chỉ cung cấp các dưỡng chất cần thiết mà còn mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe. một số lợi ích của khoai lang với các sản phụ sinh mổ gồm có:

Khoai lang chứa một lượng lớn vitamin c. do đó, chúng có đặc tính chống oxy hóa và có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cả mẹ và bé. đây là yếu tố quan trọng bởi sau sinh mổ, hệ miễn dịch của các mẹ bị suy giảm khá nhiều, có thể dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, cảm lạnh,… ăn khoai lang có thể bảo vệ cơ thể mẹ tránh khỏi các bệnh này.

Do chứa một nguồn vitamin d dồi dào nên khoai lang giúp xương chắc khỏe và có lợi cho sức khỏe tim mạch của cả mẹ và bé. lượng vitamin này còn được gọi là vitamin mặt trời và là một yếu tố quan trọng trong sự tăng trưởng, phát triển của trẻ sơ sinh.

Hầu hết các mẹ sinh mổ thường bị mất khá nhiều máu nên cần bổ sung một lượng sắt nhất định để cải thiện tuần hoàn máu. trong khi đó, khoai lang rất giàu chất sắt – chất đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào máu, chống stress, hỗ chuyển hóa protein và khả năng miễn dịch. do vậy, khoai lang rất tốt với phụ nữ sau sinh mổ.

Khoai lang chứa rất nhiều chất xơ, mặc dù không phải chất dinh dưỡng nhưng nó là cần thiết để giúp hệ tiêu hóa của chúng ta hoạt động tốt hơn. ăn khoai lang sau sinh sẽ khắc phục được phần nào tình trạng táo bón thường gặp ở các phụ nữ sinh mổ, từ đó giúp giảm cảm giác đau đớn, khó chịu mỗi khi đi vệ sinh.

4. Sản phụ sinh mổ ăn khoai lang cần chú ý những gì?

Có nhiều cách chế biến khoai lang cho các mẹ sau sinh. tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý một số điểm sau khi chế biến:

    Nên dùng phương pháp hấp: Các mẹ nên sử dụng phương pháp hấp thay vì luộc để làm chín khoai. Bởi khi luộc, lượng nước nhiều sẽ hấp thụ bớt một phần muối khoáng có trong khoai. Tuy nhiên cũng không cần quá lo lắng vì phần lớn các chất dinh dưỡng của khoai lang sẽ không mất đi.
    Không ăn vỏ khoai lang: Các mẹ cần đảm bảo phải rửa sạch và gọt vỏ khoai lang trước khi ăn. Bởi lẽ việc ăn vỏ khoai có thể khiến các mẹ khó tiêu hóa hơn.

Như vậy, sinh mổ ăn khoai lang được không? ăn khoai lang sau sinh mổ vừa giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết vừa giúp cải thiện sức khỏe của bà đẻ. do vậy, các mẹ sau sinh đừng bỏ qua thực phẩm này trong chế độ ăn uống của mình. hãy tìm hiểu và sử dụng đúng cách để vừa có thể thưởng thức món ăn ngon lại vừa bảo vệ được sức khỏe một cách tốt nhất.

Hồng Anh | Theo Phụ nữ sức khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/me-bau-214/me-can-biet-sinh-mo-an-khoai-lang-duoc-khong-346791)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Người phụ nữ sinh nở như sự khai hoa nở nhụy. Điều này nói lên việc sinh con bằng cách thông thường qua đường *m đ*o là quá trình S*nh l* bình thường của người phụ nữ.
  • Theo Đông y, khoai lang vị cam bình, vào tỳ, thận. Có tác dụng kiện tỳ, ích khí, hòa vị, sinh tân, thông tiện. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư nhược (đái tháo đường, táo bón, quáng gà, vàng da...).
  • Khoai lang không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có những công dụng phòng chữa bệnh và là một trong những thực phẩm tạo miễn dịch tốt cho cơ thể
  • Vốn có cơ địa lồi, vậy nhưng sau khi sinh em vẫn không hề bị sẹo lồi. Nói là may mắn thì có lẽ không phải, tất cả đều cần có “chiêu”.
  • Các nhà khoa học hiện nay tin rằng, các triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh có thể phát triển trong khi một phụ nữ vẫn đang trong giai đoạn mang thai.
  • Con gái tôi hay bị táo bón 2 ngày đi một lần, phân chắc. Tôi nấu khoai lang, nấu chung với bột cho bé ăn hàng ngày.
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
  • Cuối cùng điều bạn mong đợi, hồi hộp cũng đã đến, con bạn đã chào đời. Tuy nhiên, bạn gần như đã kiệt sức, không thoải mái, tâm trạng rối bời với nhiều cảm xúc đan xen, và bạn tự hỏi liệu bao lâu nữa bạn có thể mặc quần jean vừa vặn như trước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY