Ẩm thực hôm nay

Mẹ đảm có cách trữ đông rau gia vị tươi ngon cả tháng, mở tủ lạnh là có, nấu ăn nhanh - gọn - lẹ

Cách trữ đông các loại rau gia vị của chị Thu Phương không chỉ giúp thực phẩm tươi lâu, mà khi nấu ăn cũng rất nhanh, không phải lích kích dao thớt.

Rau gia vị như hành lá, rau mùi, gừng, tỏi… tuy không phải cho nhiều vào món ăn nhưng hễ thiếu chúng thì đồ ăn bạn nấu sẽ kém phần thơm ngon, hấp dẫn.

Trước diễn biến căng thẳng của dịch bệnh, nhiều người hạn chế ra ngoài hoặc đến những chỗ công cộng. cũng vì thế mà việc mua thực phẩm, đặc biệt là các loại rau gia vị càng khó khăn hơn. không những thế, nếu mua chúng để sử dụng trong 1 thời gian dài mà không biết cách bảo quản đúng thì các loại rau này cũng rất dễ hỏng, ủng thối.

Mẹ đảm chia sẻ cách bảo quản rau gia vị đặc biệt của gia đình mình.

Mới đây, mẹ đảm thu phương đã chia sẻ cách bảo quản các loại rau gia vị của gia đình chị. chị cho biết: "mình là đứa thích vào bếp, thích nấu ăn và đặc biệt món ăn ngon thì không thể thiếu được gia vị cũng như các loại rau thơm. vào bếp mà thiếu rau gia vị là không muốn nấu luôn.

các loại gia vị tươi chỉ cần chút xíu nhưng mà mỗi lần nấu lại lọ mọ bóc hành, tỏi xong dao thớt lỉnh kỉnh là ngại vô cùng nên tranh thủ rảnh là mình sơ chế với số lượng lớn và đem trữ đông.

thật ra thì từ trước đến nay mình đã có thói quen trữ đông thực phẩm chứ không chỉ riêng trong mùa dịch này. nhưng trước đây thì mình chỉ dự trữ từ 3 - 5 ngày. giờ có khi cả tuần, hoặc dài hơn. cách này của mình phù hợp với những chị em nào bận rộn chăm con như mình, hoặc muốn tích trữ rau gia vị được lâu mà vẫn đảm bảo độ tươi ngon".

Dưới đây là kinh nghiệm bảo quản rau gia vị của mẹ đảm Thu Phương, các chị em cùng tham khảo nhé!

1

Gia vị xào nấu, ướp thịt cá (hành khô, tỏi, gừng)

Chị Thu Phương thường xay nhỏ, đổ ngập dầu ăn rồi cất trong ngăn mát tủ lạnh. Cách này giúp cho tỏi, hành khô hoặc gừng giữ được độ tươi và hương thơm cả tuần. Đồ ăn ướp cũng rất tiện, không lích kích dao thớt mỗi lần cần nấu ăn.

2

Gia vị pha nước chấm như hành khô, tỏi, gừng, ớt

Bóc vỏ hoặc xay nhuyễn (chị Thương thường làm 200gr/lần), sau đó chia nhỏ bằng cách cho vào từng ô của khay đá có nắp kín hoặc dàn mỏng trong hộp rồi chia từng ô. Khi cần bẻ ra rất dễ dàng.

Chị Thu Phương dùng khay làm đá có nắp kín để tránh mùi của tỏi, gừng bay ra khắp tủ lạnh.

Những loại hộp như thế này có nắp đậy kín, nên chị em yên tâm rằng các thực phẩm khác không bị ám mùi.

Xay tỏi, hành bằng máy xay tay vừa nhanh vừa sạch, tay không tí mùi nào luôn lại đỡ được việc rửa dọn dao thớt.

3

Với hành lá và các loại rau thơm

Rửa sạch, để thật ráo nước, thái nhỏ rồi trữ trong hộp bảo quản ngăn đông. khi nấu xong không cần rã đông, cứ lấy trực tiếp cho vào món ăn vẫn thơm ngon.

4

Bảo quản chanh, quất

Vắt lấy nước cốt, cấp đông, khi cần pha nước chấm hay pha nước uống thì chỉ cần bỏ ra, rất tiện lợi.

Ngoài ra, chị Thu Phương cũng chia sẻ thêm cách bảo quản thực phẩm khác trong đợt dịch của gia đình mình!

5

Hạt sen, sấu, bơ

- Hạt sen đem rửa sạch, hấp sơ qua rồi cất trong hộp kín dùng quanh năm để nấu cháo, chè, cho bé ăn dặm. Hương vị và chất lượng của hạt sen vẫn ngon y như khi mua tươi về làm, không sợ hạt sen bị thâm, sượng.

- Quả sấu cạo vỏ, rửa sạch để ráo và cất trong ngăn đông.

- Bơ gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn. Sau đó vắt thêm ít cốt chanh rồi chia vào từng hộp nhỏ. Khi cần dùng thì bỏ ra, không cần rã đông, hoàn toàn có thể đem xay nhuyễn luôn mà vẫn đảm bảo chất lượng bơ ngon, không bị chảy nước.

6

Với thịt và hải sản

- rửa sạch, để ráo, chia nhỏ vừa bữa ăn sau đó đặt vào hộp bảo quản thực phẩm. bên ngoài, chị thu phương có dán ghi nhớ ngày tháng, loại thịt để không bị nhầm lẫn. đặc biệt chị có lót thêm lớp lá chuối tươi để thịt, cá... giữ được hương vị thơm ngon tốt nhất.

7

Nem rán

Sau khi gói xong, chị Thu Phương sẽ đem rán sơ qua. Sau đó để nguội và trữ đông trên ngăn đá. Khi chế biến, chị chỉ cần đem ra rán giòn lên như bình thường là xong. Cách này giúp cho chị tiết kiệm thời gian khi nấu ăn.

8

Các loại rau củ khác

Rau củ sau khi mua về sơ chế, loại bỏ phần lá úa, dập ủng. Sau đó đem rửa sạch, để ráo, bỏ vào hộp nhựa và trữ ở ngăn mát.

Một vài lưu ý khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh:

- nên bảo quản thực phẩm trong hộp kín để hạn chế việc nhiễm khuẩn chéo. đặc biệt, trong hộp kín khí tuyệt đối sẽ tránh cho thịt, cá không bị đông cứng quá mức dẫn đến tình trạng mất nước hay thay đổi màu sắc, mùi vị. thời gian bảo quản cũng lâu hơn.

- những loại rau gia vị sẽ không tránh được mùi, để trong hộp kín cũng là cách hạn chế tủ lạnh bị nhiễm mùi gia vị.

- Một trong những lý do khiến rau dễ dập, úng khi trữ trong tủ lạnh đó là do nhiệt độ. Nhiệt độ quá lạnh sẽ làm rau dễ đông đá và đen, nhiệt độ không đủ lạnh cũng sẽ khiến rau bị úa đi. Do đó, hãy duy trì ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ 0-6 độ C.

- Có thể khử mùi tủ lạnh bằng cách đặt vào 1 ít vỏ cam, quýt.

- khi mua hộp dự trữ, nên chọn cả set đông và set mát thay vì dùng chung. chọn size phù hợp với lượng thực phẩm để không gian trữ đông được nhiều nhất.


Với những gợi ý của chị Thu Phương trên đây, hy vọng chị em sẽ có bảo quản thực phẩm thành công trong mùa dịch nhé!

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/me-dam-co-cach-tru-dong-rau-gia-vi-tuoi-ngon-ca-thang-mo-tu-lanh-la-co-nau-an-nhanh-gon-le-20210919003522978.chn)

Tin cùng nội dung

  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Ngày Tết cổ truyền Việt Nam không thể thiếu những món ăn truyền thống. Để những món ăn có được những hương vị đặc trưng thì nhất thiết phải cần đến các loại gia vị. Đầu xuân mới xin có đôi điều tản mạn về gia vị, đặc biệt về công hiệu trị bệnh thật tuyệt vời của chúng…
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY