Sức khỏe hôm nay

Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ?

Đau mắt đỏ là một triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh, nếu không xử lý thích hợp có thể dẫn đến nhiều vấn đề về thị lực sau này. Bài viết sau đây sẽ giải đáp tất tần tật về chứng đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ và cách xử lý khi gặp phải.

1. Triệu chứng của bé bị đau mắt đỏ

Khi đau mắt đỏ bé sẽ có nhiều biểu hiện mà mẹ có thể quan sát ngay bằng mắt thường như:

- Mắt đỏ và có ghèn (gỉ mắt hoặc dử mắt)

- Đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai, cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát, mắt nhiều dử, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt

- Ghèn mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh.

Mí mắt bị sưng là một triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ

- Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, nổi cộm, chảy nước mắt

Khi bị đau mắt đỏ, thị lực của bé không bị suy giảm nhưng nếu để bệnh nặng, mắt người bệnh có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc… thì hậu quả sẽ lớn hơn.

2. Cách điều trị khi bé bị đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ do virus thường tự khỏi mà không cần điều trị. Nếu nghi ngờ đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé dùng thuốc mỡ (thuốc nhỏ mắt) chứa kháng sinh. Đôi khi, việc đếm số giọt thuốc nhỏ mắt cho bé đúng theo chỉ định của bác sĩ là khó khăn. Vì thế, bạn hãy đặt đầu lọ thuốc vào góc trong của mắt bé (khi bé đã nhắm mắt); sau đó, khi bé mở mắt, thuốc sẽ từ từ chảy vào trong. Nếu vẫn khó khăn, bạn nên yêu cầu bác sĩ cho thuốc mỡ nhỏ mắt cho bé. Thuốc mỡ được quết trên mí mắt (mắt đã nhắm) rồi khi thuốc tan, nó sẽ chảy vào trong mắt.

Mẹ nên vệ sinh mắt cho bé bằng cách nhỏ nước muối sinh lý...

...rồi dùng bông y tế lau sạch thật nhẹ nhàng

Bạn có thể vệ sinh mắt cho bé bằng bông gòn và nước muối sinh lý, cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay dử và nước mắt chảy ra. Chú ý rửa mắt cho con nhiều lần trong ngày để tránh gỉ mắt mọc dầy, cộm gây ngứa ngáy cho bé. Lau xong vứt bỏ bông gòn, không sử dụng lại. Bạn nên lấy gỉ mắt cho bé ngay lúc ướt, tránh để khô, khi lấy ghèn mắt sẽ gây đau đớn cho con.

Nếu đôi mắt bị đau ở bé bắt đầu sưng, đỏ và mềm ở mí mắt và khu vực quanh mắt, kèm sốt, hãy đưa bé đi khám. Những triệu chứng này cho thấy nhiễm khuẩn đã đi xa hơn bệnh đau mắt đỏ và cần điều trị thêm.

3. Phòng tránh đau mắt đỏ cho trẻ sơ sinh

Để phòng chống đau mắt đỏ cho trẻ sơ sinh, phụ huynh bé cần chú ý:

- Thường xuyên đảm bảo vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi tiếp xúc với mắt bé. Cho con dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt.

- Nhỏ mắt cho bé hàng ngày bằng ước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối; không dùng chung thuốc nhỏ mắt với cha mẹ.

- Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày.

- Hạn chế đưa con đến những nơi đông người, đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện.

- Tuyệt đối không chữa mẹo bằng lá trầu hay xông hơi,…

Để phòng tránh hiện tượng này, bác sĩ thường dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh, vệ sinh mắt bé ngay sau khi chào đời. Tuy nhiên, một số trường hợp, thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh có thể gây viêm màng kết cho bé.

Bác sĩ khuyến cáo, phụ nữ trước khi có ý định mang thai nên khám và điều trị dứt điểm các bệnh phụ khoa (nếu có) để tránh lây nhiễm cho bé.

Ngân Trần

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/me-nen-lam-gi-khi-tre-so-sinh-bi-dau-mat-do-23912/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY