Sức khỏe hôm nay

Mẹ thông thái nên chủ động phòng tránh bệnh đường hô hấp cho con

Vào hè thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn gây hại phát triển. Nên đây trở thành thời điểm số bệnh nhi nhập viện đông nhất trong năm, do đó các mẹ nên biết cách phòng chống những bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ em ngay để bảo vệ cho bé.

Ho, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,... là những bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ em mà các mẹ không còn mấy xa lạ nữa. Mỗi khi hè về, thời tiết nóng ẩm, oi bức với việc trẻ hiếu động, tinh nghịch khó tránh khỏi bị các loại virus tấn công và gây bệnh.

Mặc dù những bệnh đường hô hấp này khá quen thuộc và dễ điều trị nên các mẹ thường rất chủ quan. Nhưng thực chất chúng không “đơn giản” như các mẹ đang nghĩ, vì đa phần những bệnh viêm đường hô hấp đều do virus tấn công và những dấu hiệu đầu tiên của bệnh là sốt cao, nên dễ dẫn đến co giật và nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho trẻ sau này. Đặc biệt việc tự ý sử dụng kháng sinh sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ và đồng thời còn mang lại nhiều tác dụng phụ không ai ngờ tới.

Thời tiết nóng ẩm, oi bức cộng với việc trẻ hiếu động, tinh nghịch khó tránh khỏi bị các loại virus tấn công và gây bệnh đường hô hấp

Do đó bên cạnh việc phòng chống và chữa trị, các mẹ còn nên chủ động tìm hiểu nghiêm túc những bệnh đường hô hấp thường ở trẻ em để có hướng điều trị chính xác hơn.

Những bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ em khi vào hè

1. Viêm họng

Thời tiết giao mùa, nóng ẩm khiến trẻ dễ viêm họng, vì hệ miễn dịch còn yếu và khả năng thích nghi với môi trường của trẻ còn khá nhạy cảm, do đó khi thời thời tiết thay đổi đột ngột trẻ hay có những dấu hiệu sốt nhẹ, sổ mũi, ho, đau họng,... đây đều là những triệu chứng của viêm họng.

Trẻ mắc phải viêm họng nhiệt độ có thể có thể lên đến 38-39 độ C, đi kèm bỏng rát ở cổ họng, ho, mệt mỏi,... Ở giai đoạn đầu bệnh chỉ hơi rát ở cổ họng khi trẻ nuốt nước bọt hoặc ăn uống, nhưng sau đó nếu không điều trị sẽ dẫn đến tình trạng ngạt mũi, xuất hiện chất nhầy và hạch cổ sưng to bất thường.

Thông thường bệnh sẽ đến rồi đi từ 3-4 ngày, nếu sức đề kháng mạnh không cần điều trị bằng thuốc mà chỉ cần ăn uống đủ chất, nhiều rau củ giàu chất xơ và vitamin C, bệnh sẽ bị đẩy lùi nhanh chóng. Nhưng đối với người già và trẻ em sức đề kháng yếu và bị động trong điều trị nên dẫn đến nhiều biến chứng nặng hơn như viêm tai, viêm mũi và rất có thể là viêm họng mãn tính.

Cách điều trị khi con bị viêm họng:

Nếu phát hiện nhiệt độ cơ thể của trẻ quá cao các mẹ cần hạ sốt bằng cách lau khăn ấm hoặc dùng thuốc hạ sốt ngay, để tránh bệnh kéo dài và ngày một nặng hơn.

Hãy dùng khăn bông sạch ngâm vào nước ấm, chú ý nước ấm phải có nhiệt độ bằng hoặc gần bằng thân nhiệt của trẻ trong thời điểm phát bệnh. Tiếp theo vắt ráo khăn cho ráo, xếp gọn đặt vào nách và bẹn. Đổi khăn liên tục cho đến khi nhiệt độ của trẻ giảm xuống mức an toàn (dưới 38 độ C) thì không cần lau mát nữa mà nên cho trẻ mặc quần áo, mỏng, tránh những nơi đông đúc và có gió mạnh, quạt máy. Trong trường hợp sốt không thuyên giảm nên đưa ngay đến những cơ sở y tế gần nhất để điều trị, tránh tự ý dùng thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Cách phòng chống viêm họng cho trẻ:

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng trong đó có khói bụi, do đó các mẹ cần chú ý mang khẩu trang cho con khi ra khỏi nhà. Tránh việc uống quá nhiều nước đá và ăn quá nhiều kem lạnh. Đồng thời tránh ngủ những nơi có gió lùa, nếu sử dụng điều hòa cũng chỉ nên để ở mức trung bình khoảng 28 độ C và nên tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước.

2. Viêm thanh quản và viêm phế quản

Trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 6 tuổi rất dễ mắc phải viêm thanh quản và phế quản. Khi bệnh phát tác thường đi kèm những dấu hiệu như: đau họng và sổ mũi thông thường, khàn và tắt tiếng, thở khò khè bằng miệng, thở rít,... Sau đó bệnh sẽ bắt đầu chuyển biến khiến trẻ thở gấp, da tím tái, vã mồ hôi, mất nhận thức và nếu không kịp điều trị khả năng tử vong rất cao.

Theo các chuyên gia y tế cũng giống như một số bệnh khác như cúm, ho, viêm họng,... viêm phế quản và thanh quản là do virus gây ra. Đặc với trẻ nhỏ cơ thể còn non yếu, sức đề kháng yếu, cộng với môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường và ăn uống thiếu khoa học rất dễ mắc phải các bệnh đường hô hấp, nhất là 2 bệnh vừa nêu trên.

Điều trị viêm phế quản và viêm thanh quản an toàn và hiệu quả cho trẻ:

Khi mắc phải bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ em như viêm phế quản và viêm thanh quản, thường đi kèm theo những dấu hiệu đặc trưng như: ho, sổ mũi, đờm, đau họng,... nên việc dùng kháng chỉ có thể trị được triệu chứng, giảm đau chứ chưa thể trị được gốc rễ của bệnh. Do đó nếu không được sự đồng ý của bác sĩ các mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ sử dụng kháng sinh hoặc thuốc ho tùy ý, để tránh trẻ bị lờn thuốc và làm bệnh nặng hơn.

Khi phát hiện con bị viêm phế quản hoặc thanh quản các mẹ ngay lập tức phải giữ ấm vùng họng và toàn cơ thể. Không cho trẻ sử dụng nước đá lạnh, thường xuyên hút đờm, cho trẻ uống thật nhiều nước ấm, lâu mồ hôi và chọn quần áo bằng chất liệu cotton mềm.

Phòng bệnh viêm phế quản và viêm thanh quản:

Hạn chế cho trẻ ăn hoặc uống các loại thức ăn lạnh như kem, nước đá,..

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, khói thải và thuốc lá. Cho trẻ uống hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiền và cai sữa ít nhất 18 tháng sau sinh. giữ ấm cho trẻ, giữ gìn môi trường xung quanh. Nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh nên phòng tránh và cách ly người bện vứi trẻ, tránh lây nhiểm virus và vi khuẩn.

3. Viêm amidan ở trẻ

Viêm amidan là một trong những bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ em vào mùa hè. Vì thời tiết giao mùa, thay đổi đột ngột và bụi bẩn sẽ gây nhiễm trùng và viêm amidan. Đồng thời theo các bác sĩ việc trẻ vệ sinh không sạch cũng là một trong những nguyên nhân khiến vi khuẩn lây lan gây sưng và viêm nhiễm bộ phận này.

Bên cạnh việc đưa trẻ đến các cơ sở để thăm khám các mẹ có thểm tham khảo cách chữa amidan bằng phương pháp dân gian sau đây:

Nguyên liệu:

- 1 quả chanh

- 100g đường phèn

Cách thực hiện:

Bước 1: Chảnh rửa sạch, để vỏ và thái thành từng lát mỏng;

Bước 2: Cho chanh vào ly cùng với đường phèn, sau đó cho nước sôi vào hâm;

Mỗi ngày chỉ cần kiên trì cho trẻ sử dụng 2 lần vào sáng và tối, không chỉ giúp trẻ thanh lọc cơ thể, mà còn trị viêm amiddan hiệu quả.

Phương pháp dân gian trị viêm amidan hiệu quả

Một số thực phẩm bệnh nhi bị amidan không nên dùng:

Trẻ bị viêm amidan nên tránh những thức ăn lạnh như: nước đá, kem... Đồng thời cũng không nên sử dụng các món ăn quá cay, nồng như: ớt, hạt tiêu, hành tây... Một số loại kẹo đậu phộng, nho hay sôcôla theo các chuyên gia cũng có một vài thành phần gây viêm nhiễm nặng hơn. Thay vào đó các mẹ nên cho trẻ ăn các loại cháo lỏng, nhiều rau xanh và các loại trái cây chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C.

Trên đây là những bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ em, phòng bệnh hơn chữa bệnh các mẹ nên chú ý vệ sinh cho trẻ thật tốt, tránh những nơi đông người và bụi bẩn để hạn chế lây nhiễm bệnh.

Simon

Theo Tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/me-thong-thai-nen-chu-dong-phong-tranh-benh-duong-ho-hap-cho-con-25772/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY