Dinh dưỡng hôm nay

Mẹo chăm sóc sức khỏe cho người già hiệu quả

Chăm sóc người cao tuổi là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ xã hội. Việc giữ gìn sức khỏe và phòng tránh bệnh tật cho người cao tuổi là cực kỳ quan trọng trong bối cảnh xã hội đang có xu hướng già hóa hiện nay. Tuy nhiên, người già thường dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn rầu dẫn đến nóng giận và khó tính. Vì vậy chăm sóc người già là một công việc không dễ dàng, cần phải có tính kiên nhẫn, tinh ý mới có thể làm được.

Ảnh minh họa

Tuân thủ 4 gợi ý này sẽ giúp người cao tuổi có một cuộc sống hạnh phúc, an lành.

Tham gia các hoạt động xã hội, thể dục thể thao

Việc duy trì các hoạt động thể chất, hoạt động cộng đồng với người các tuổi là vô cùng cần thiết. điều này còn giúp cho người cao tuổi nâng cao sự dẻo dai của cơ thể, có cơ hội giao tiếp với nhiều người, giúp tinh thần thoải mái, vui vẻ, nâng cao.

Việc tập thể dục thường xuyên rất có ích cho người cao tuổi (ảnh minh họa)

Thực tế cho thấy ít vận động khiến và trí tuệ của người cao tuổi giảm sút, thể lực suy giảm nhanh chóng, dễ mắc bệnh, tâm lý không tốt, nhanh bị lẫn và giảm khả năng để điều khiển được tâm trí.

Hãy để cho ông bà, cha mẹ chúng ta được làm những công việc vừa sức mà họ yêu thích. Bạn cũng nên chủ động liên hệ và tạo điều kiện cho các cụ tham gia các câu lạc bộ hưu trí, các nhóm hoạt động dành cho người cao tuổi. Từ đó, người cao tuổi sẽ không còn cảm thấy vô dụng, thêm năng động, khỏe khoắn và yêu đời hơn.

Thường xuyên quan tâm, thăm hỏi

Do tâm S*nh l* thay đổi nên người cao tuổi tính khí thất thường, có nhiều thay đổi. Đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường khi tuổi tác thay đổi. Do vậy, chúng ta cần thường xuyên thăm hỏi, động viên để chia sẻ hay khích lệ tinh thần các cụ.

Tuyệt đối không nên trách móc hay có những hành động ảnh hưởng tới tâm lý người cao tuổi. Tốt nhất hãy trò chuyện, vuốt ve họ một cách dịu dàng, ân cần. Việc này chính là liều Thu*c bổ tốt nhất cho sức khỏe, giúp các cụ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc mỗi ngày.

Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ là việc rất cần thiết để duy trì được sức khỏe người cao tuổi. lúc này, các chức năng của cơ thể đã suy giảm, các cơ quan quan trọng cũng dễ phát sinh vấn đề và thay đổi hoạt động. ngoài ra, từ những kết quả thăm khám, sẽ nắm rõ được tình trạng sức khỏe của người cao tuổi, dễ dàng phát hiện ra những thay đổi từ đó phòng tránh được những hậu quả khó khắc phục.

Bên cạnh đó cũng cần lưu ý những dấu hiệu bất thường ở người cao tuổi để có thể đưa ra phương án xử lý kịp thời và hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối

Tuổi cao, sức khỏe yếu từ đó ăn không ngon miệng, hấp thu kém, khiến người cao tuổi dễ sụt cân, sức khỏe suy yếu. vì vậy, khi người cao tuổi cần đặc biệt lưu ý tới chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối.

Việc chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần sẽ giúp các dưỡng chất đưa vào cơ thể dễ hấp thu hơn. Thực phẩm cần đa dạng để có đủ các dinh dưỡng cần thiết. Lưu ý khi chế biến món ăn không nên quá mặn, không nên nhiều dầu mỡ và bổ sung thật nhiều rau xanh.

Thể trạng của mỗi người không giống nhau, vì thế nhu cầu trong việc cung cấp dinh dưỡng cho từng người cũng khách nhau. Đặc biệt, đối với người cao tuổi thì những thay đổi như lão hóa các chức năng hệ tiêu hóa, hệ tim mạch hay xương khớp thoái hóa… thì ngoài việc bổ sung dinh dưỡng từ những thực phẩm hàng ngày cũng nên bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu thông qua các thực phẩm dinh dưỡng. Có nhiều các thực phẩm bổ sung có công thức dinh dưỡng đầy đủ và cân đối. Các loại sản phẩm này thường có nhiều những chất béo có lợi như FUPA, MUFA tốt cho tim mạch, chất xơ cải thiện tiêu hóa, hay bổ sung các vitamin và khoáng chất nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe, phòng ngừa chống bệnh tật.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/meo-cham-soc-suc-khoe-cho-nguoi-gia-hieu-qua-n151606.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY