Sức khỏe hôm nay

Mẹo chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ là một tình trạng phổ biến, nhất là gia đoạn đang bú sữa mẹ. Với mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh dưới đây, cha mẹ có thể giải quyết được nỗi lo bé nhà mình hay nôn trớ rồi đấy!

Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Theo KidsHealth và TS. Steven Dowshen, nôn mửa ở trẻ sơ sinh có thể do một số nguyên nhân, thường gặp nhất là do một virus dạ dày được gọi là viêm dạ dày ruột. Hầu như tất cả trẻ sơ sinh đều phải đối mặt với căn bệnh này ít nhất 1 lần trong năm đầu tiên sau sinh, và không có gì đáng ngạc nhiên khi bé bị 2 lần/năm.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng nôn trớ của trẻ trong những tuần đầu sau sinh là bởi một số ít lượng sữa được lưu giữ lại trong túi khí khi bé bú.

Ảnh minh họa

Lý do khác là do van cơ ở phía trên dạ dày (giữa thực quản và dạ dày) yếu và chưa trưởng thành. Ở người lớn, van này đóng chặt sau khi nuốt thức ăn để giữ thực phẩm xuống. Phải mất rất nhiều lực để đẩy van này mở ra thì người trưởng thành mới nôn mửa được. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, van đóng nhưng không chặt, có thể dễ dàng bị mở, gây ra tình trạng nôn trớ không kiểm soát.

Một số mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Cho trẻ bú đúng cách:

Nếu trẻ bú mẹ, phụ huynh nên cho bú bầu vú bên trái trước (bé mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng phải). Sau đó, chuyển bé sang bú bầu bên phải (Lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái). Cách bú này giúp sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược... Nếu cho bé bú bình, bạn cần để đầu núm vú bình sữa luôn đầy sữa, không để bình sữa nằm nghiêng.

Khi có bú, không nên để bé quấy khóc vì khi khóc, bé có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày nên dễ trào ngược. Bạn cũng tránh đùa giỡn khiến trẻ cười quá nhiều cũng sẽ làm thức ăn bị trớ ra ngoài.

Cho trẻ bú/ăn thành nhiều bữa nhỏ:

Việc bú nhiều một lúc sẽ khiến dạ dày trẻ bị căng lên khiến thức ăn dễ trào ra ngoài. Vì vậy nếu con hay nôn trớ, bạn càng cần cho bé ăn thành nhiều bữa, không ép trẻ ăn thêm khi trẻ đã lắc đầu.

Bạn nên chia khoảng cách các bữa/ bú là khoảng 2 giờ, tối đa là 4 giờ. Với những thức ăn mới, bạn càng phải chia nhỏ nhiều lần và nên cho con ăn với lượng tăng dần để thử sự thích ứng của trẻ.

Ảnh minh họa

Nới lỏng quần áo của trẻ

Khi mặc quần áo chật hoặc bị quấn tã, bỉm chật, thành bụng và dạ dày của trẻ sẽ bị chèn ép nên dễ dồn nén, đẩy thức ăn ngược lên. Bởi thế, bạn có con mặc càng thoáng càng tốt. Khi cho bé bú nên nới lỏng quần áo, nhất là khu vực quanh bụng.

Giữ chuẩn tư thế sau khi bú/ăn

Khi cho bú/ăn xong, bạn nên bế trẻ cao đầu trong 15-20 phút, vỗ lưng cho bé ợ hơi, sau đó đặt nằm nghiêng bên trái và kê gối hơi cao. Bạn cần vỗ lưng trẻ cho tới khi có tiếng ợ lớn. Cách làm này nhằm đẩy không khí trong dạ dày ra ngoài, để tránh việc nôn trớ mạnh. Khi có tiếng ợ, có thể sẽ có một ít thức ăn trớ ra ngoài, nhưng bạn chớ hoảng hốt. Để nghe tiếng ợ lớn, bạn thường phải mất tới 5-7 phút vỗ lưng trẻ. Lưu ý, bạn chỉ được vỗ nhẹ.

Không để trẻ bú/ăn trong tư thế nằm vì dễ bị sặc, trớ sữa. Bạn nên cho bé bú trong tư thế cao đầu. Bạn cũng không được tâng bé lên xuống sau khi bú/ăn. Bạn cũng không để trẻ thay đổi tư thế đột ngột ngay sau khi bú/ăn, không làm trẻ cười lớn.

Đào Trần

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/meo-chua-non-tro-cho-tre-so-sinh-23671/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY