phụ nữ thường gặp phải cơn đau khớp háng sau khi sinh, tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất từ 4 – 6 tuần. trong thời gian này, bạn nên thực hiện các mẹo giảm đau để cải thiện triệu chứng do tình trạng này gây ra.
Thực hiện thường xuyên các bài tập có cường độ nhẹ nhàng. hãy cố gắng duy trì hoạt động của cơ thể và xương khớp. điều này sẽ giúp bạn kiểm soát đau khớp háng và các cơn đau thường gặp sau khi sinh.
Các bài tập không gây áp lực lên khớp được các chuyên gia khuyến khích phụ nữ sau sinh thực hiện, chẳng hạn như bơi lội, yoga,… bạn có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia để được định hướng lịch trình tập luyện phù hợp.
Có thể dùng đến liệu pháp nóng hoặc lạnh để kiểm soát cơn đau. sử dụng túi chườm nóng/lạnh hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm là biện pháp giảm đau viêm khớp háng an toàn và có thể thực hiện tại nhà.
Nếu tình trạng đau đi kèm với triệu chứng sưng viêm, bạn chỉ nên dùng liệu pháp lạnh. Nhiệt độ từ túi chườm sẽ kích thích tuần hoàn máu và gia tăng hiện tượng viêm tại khớp.
Không nên sử dụng túi chườm nóng hoặc túi chườm lạnh trực tiếp trên da. Quấn kèm túi chườm với khăn sẽ làm giảm kích ứng và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Các động tác massage sẽ giúp các khớp thả lỏng và thư giãn, đồng thời kích thích tuần hoàn máu và giảm áp lực lên các dây chằng và gân bao quanh khớp.
Bạn có thể nhờ người thân massage nhẹ nhàng lên vùng khớp đau nhức. Hoặc có thể đến cơ sở y tế để được chuyên gia thực hiện.
Nhiều người bệnh thực hiện giảm đau khớp háng bằng kỹ thuật châm cứu. phương pháp này sử dụng những kim châm nhỏ chuyên dụng để tác động đến mạch máu xung quanh vị trí khớp cần điều trị.
Tác động từ kim châm sẽ giúp não bộ sản sinh endorphin – một hoạt chất giảm đau tự nhiên trong cơ thể. đồng thời kích thích máu tuần hoàn đến khớp háng, giảm tình trạng cứng khớp và đau nhức.
Bạn chỉ được thực hiện phương pháp này tại nhà khi có đủ chuyên môn. Để đảm bảo an toàn, chúng tôi khuyến khích bạn nên đến cơ sở uy tín để được chuyên viên y tế thực hiện.
Châm cứu đem lại hiệu quả trong việc giảm đau. tuy nhiên không phải ai cũng có thể thực hiện phương pháp này. cần trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện châm cứu để giảm đau khớp háng sau sinh.
Phụ nữ khi mang thai thường tăng cân khá nhanh, trung bình có thể tăng từ 10 – 20 kg. Cân nặng tăng trong một thời gian ngắn khiến hệ thống xương khớp phải chịu áp lực lớn và dễ suy yếu.
Sau khi sinh, bạn nên tiến hành giảm cân để lấy lại cân nặng vừa phải. Tình trạng thừa cân – béo phì khiến các triệu chứng đau nhức ở khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
Giảm cân không phải là cách giảm đau khớp háng tức thì. tuy nhiên bạn sẽ nhận thấy tần suất cơn đau giảm rõ rệt khi cân nặng được điều chỉnh.
Trải qua kỳ sinh nở cơ thể phụ nữ sẽ yếu và nhạy cảm hơn trước rất nhiều. vì vậy mà nhiều người có thói quen ở cữ để tránh những ảnh hưởng từ môi trường lên xương khớp và cơ thể. tuy nhiên, việc ít vận động lại khiến xương khớp thiếu linh hoạt và dẻo dai, điều này làm gia tăng nguy cơ gặp phải cơn đau khớp háng.
Trong thời gian thai kỳ, xương chậu của phụ nữ phải giãn ra để tạo không gian cho thai nhi phát triển. Sau khi em bé chào đời, khớp xương sẽ dịch chuyển và trở về trạng thái ban đầu. Khi dịch chuyển, các đầu xương vô tình chạm vào nhau và phát sinh cơn đau. Nếu bạn ít vận động, cơn đau có thể gia tăng về mức độ và tần suất. Ngược lại, nếu bạn duy trì thói quen luyện tập phù hợp, bạn có thể ngăn ngừa và giảm thiểu các cơn đau này.
Do đó bạn nên loại bỏ những thói quen thiếu lành lạnh sau khi mang thai để cải thiện cơn đau khớp háng và các cơn đau xương khớp thông thường.
Sau khi sinh, bạn vẫn nên bổ sung dưỡng chất đầy đủ để đáp ứng đủ nhu cầu từ cơ thể và đảm bảo nguồn sữa cho em bé.
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp bạn duy trì sức khỏe mà còn cải thiện hệ thống xương khớp và giảm thiểu các cơn đau khớp háng sau khi sinh.
Nên trao đổi với chuyên gia để thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tránh bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu đạm hay chất béo khiến cơ thể lên cân và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, gout, cao huyết áp,…
Các biện pháp giảm đau khớp háng sau khi sinh được tổng hợp trong bài viết chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. nếu cơn đau nặng nề hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định các phương pháp chuyên sâu. chúng tôi không đưa ra lời khuyên hay định hướng y khoa thay thế cho chỉ định từ bác sĩ.