Bệnh trĩ là một bệnh phổ biến, ai cũng có thể mắc phải. Theo khảo sát của Hội Hậu môn Trực tràng Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh trĩ chiếm khoảng 55% dân số Việt Nam. Số người mắc bệnh ở độ tuổi trên 40 chiếm khoảng 60-70%. Tuy nhiên, những người với đặc thù công việc ngồi nhiều một chỗ như thợ may, lái xe, dân văn phòng đối tượng thường bị bệnh trĩ tấn công nhất.
Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin bổ ích liên quan đến bệnh trĩ cũng như những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ mọi người cần cảnh giác ngay bây giờ.
Bệnh trĩ đang ngày càng trẻ hóa, khi có đến 55% dân số nước ta đang mắc phải chứng bệnh này |
Bệnh trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là do sự giãn quá mức của đám rối tĩnh mạch, xung huyết ở mô trực tràng và hậu môn, gây nên bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Trong trạng thái bình thường, các mô này giúp kiểm soát phân thải ra. Khi các mô này phồng lên do sưng hoặc viêm tạo thành búi trĩ và gây nên bệnh trĩ.
Nguyên nhân gây bệnh
Ngồi nhiều, ít vận động: Do tính chất công việc, nhiều người phải thường xuyên đứng lâu, ngồi nhiều trong thời gian dài khiến toàn bộ áp lực trong cơ thể dồn xuống vùng hậu môn trực tràng. Điều đó gây cản trở lưu thông máu ngược trở lại, gây tắc nghẽn khiến các tĩnh mạch trĩ sưng phồng quá mức, gây ra bệnh trĩ.
Ăn thực phẩm quá khô, uống ít nước: Ăn ít chất xơ, nhiều đồ cay nóng sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của các bộ phận trong cơ thể, hệ tiêu hóa khó hấp thụ và phải làm việc quá độ, ngoài ra còn gây ra tình trạng phân xơ cứng, ứ đọng ở đại tràng, khó khăn khi đi “nặng”. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến hệ tiêu hóa bị suy yếu, gây áp lực lên các bộ phận khác, từ dạ dày xuống đại trang, đến trực tràng rồi đến hậu môn suy yếu và dẫn đến bệnh trĩ gây ra hiện tượng đại tiện ra máu khiến cơ thể bị mất máu, xanh xao, mệt mỏi. Song song đó, do cơ thể thiếu nước làm cho phân bị khô cứng và có khối lượng lớn. Khi đi đại tiện phân sẽ cọ xát vào tĩnh mạch gây trầy xước và rát rất khó chịu. Trường hợp nặng có thể làm cho tĩnh mạch bị sưng to và chảy máu gây bệnh trĩ.
Stress: Sở dĩ căng thẳng thần kinh có thể gây nên bệnh trĩ là do căng thẳng sẽ làm tăng co bóp dạ dày, ruột đại tràng, tình trạng co bóp mạnh làm tăng nguy cơ hình thành nên bệnh táo bón, chính bệnh táo bón lâu ngày làm tăng khả năng gây nên bệnh trĩ. Hơn nữa, stress cũng ảnh hưởng tới huyết áp gây huyết áp cao, điều này sẽ khiến cho máu tăng cường ở hậu môn cao dễ phồng lên hình thành bệnh này.
Bệnh sẽ càng nặng hơn nếu vẫn không thay đổi thói quen và cải thiện lối sống của bản thân, đặc biệt là những nhóm đối tượng ngồi nhiều, ít vận động |
Nhịn đại tiện: Đây là 1 thói quen xấu bởi ngoài việc gây ảnh hưởng cho sức khỏe vì cơ thể hấp thụ các chất độc do phân tích tụ lâu ngày thì việc nhịn đại tiện còn làm phân bị cứng và khô lại từ đó gây khó khăn khi đại tiện và khoảng cách dẫn đến bệnh trĩ là rất gần.
Phân loại bệnh trĩ
Có 3 loại bệnh trĩ thường gặp:
Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to, trĩ được hình thành ở trên đường lược được gọi là trĩ nội. Trĩ nội chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa.
Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ dưới (trực tràng dưới) phồng to, trĩ được hình thành ở dưới đường lược được gọi là trĩ ngoại. Trĩ ngoại có thể có huyết khối phát triển rất đau. Là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện.
Trĩ hỗn hợp tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3 (búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện), thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.
Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng nhất là phụ nữ. Chỉ đến khi chảy máu nhiều hoặc bị sa búi trĩ thì bệnh đã ở cấp độ nặng, không thể dùng thuốc mà phải chỉ định phẫu thuật.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng bệnh
Đau rát hậu môn: Là biểu hiện đầu tiên và thường gặp nhất. Người bệnh có cảm giác đau rát hậu môn khi đại tiện, đặc biệt khi bị táo bón hoặc khi bị tiêu chảy. Trong và sau đại tiện cơn đau sẽ kéo dài thêm vài giờ đồng hồ nữa hoặc ở mức độ nặng hiện tượng này có thể kéo dài âm ỉ thường dai dẳng.
Tiếp theo là dấu hiệu chảy máu, lúc đầu chảy máu rất kín đáo, vài tia máu rất nhỏ, máu chỉ có khi táo bón, khi đại tiện phải rặn. Về sau chảy máu thường xuyên hơn và lượng máu cũng nhiều hơn.
Khi búi trĩ lớn hoặc trương lực cơ vòng hậu môn yếu thì búi trĩ sa ra ngoài, tùy thuộc vào mức độ sa của búi trĩ để chia độ nặng nhẹ. Bệnh trĩ thường không gây đau, khi có biến chứng tắc mạch, sa nghẹt, hoặc tổn thương gây nứt hậu môn đi kèm thì gây đau.
Để chẩn đoán bệnh trĩ, ngoài các dấu hiệu trên, soi hậu môn đại trực tràng là bắt buộc giúp xác định chẩn đoán và loại trừ những bệnh lý u đại trực tràng.
Nếu phát hiện sớm, trĩ còn ở cấp độ nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị ở nhà. Thế nhưng, đa phần người bệnh thường ngại ngùng, giấu bệnh nên bệnh trở nặng. Khi đó búi trĩ quá to hoặc để đến lúc quá đau đớn, gây ra những biến chứng nguy hiểmcủa bệnh trĩ: tắc mạch, nứt kẽ hậu môn, sa búi trĩ, chảy máu ồ ạt cấp tính…
Tránh những biến chứng nặng nề từ bệnh, tốt nhất nên đi khám ngay nếu thấy những dấu hiệu bất thường với cơ thể |
- Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, tâm lí người bệnh. Ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt vợ chồng.
- Gây khó khăn trong sinh hoạt đại tiện, do không tự chủ được. Bệnh nhân đi tiêu ra máu nhiều dễ bị thiếu máu trầm trọng.
- Gây đau đớn do tắc nghẹt búi trĩ. Nứt, rách vùng hậu môn sẽ dễ bị vi khuẩn từ phân và nước tiểu tấn công do búi trĩ lòi hẳn ra ngoài trong thời gian dài. Những vi khuẩn và độc tố này sẽ xâm nhập ngược vào cơ thể gây nhiễm trùng máu.
- Nữ giới mắc bệnh trĩ dễ bị viêm nhiễm phụ khoa. Đặc biệt ảnh hưởng nặng nề nhất là trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh con. Do đó phụ nữ trước khi mang thai cần có các biện pháp phòng tránh, cảnh giác các nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ.
- Gây ung thư trực tràng là biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
Cách phòng tránh bệnh trĩ
Chế độ sinh hoạt, tập luyện có thể giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe, đặc biệt là đối với bệnh trĩ |
- Thường xuyên để cơ thể vận động bằng cách cứ sau khoảng 1 giờ làm việc, bạn nên đứng dậy thư giãn từ 5-10 phút.
- Một lưu ý nhỏ là bạn không nên lót gối mềm dưới mông vì nó sẽ làm tăng hiện tượng chèn ép tĩnh mạch.
- Chế độ sinh hoạt của bạn cũng quyết định đến khả năng mắc bệnh trĩ vì thế cần tránh làm việc quá sức dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi, đồng thời không nên thức khuya mà cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.
- Thường xuyên rèn luyện thể lực bằng các bài tập thể dục như yoga, đi bộ, tập dưỡng sinh.
- Không nên đi đại tiện quá lâu bởi thói quen này kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn chức năng đường ruột. Nếu thời gian hậu môn mở kéo dài nó sẽ thúc đẩy sự tích tụ chất thải, giảm máu tĩnh mạch ở khu vực này, lâu ngày dẫn đến bệnh trĩ.
- Ăn nhiều rau xanh quả tươi, uống 2-2,5 lít nước một ngày và hạn chế đồ ăn cay, nóng như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu để tránh táo bón và suy mạch.
- Tập thói quen đại tiện hàng ngày bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng vào một giờ nhất định.
- Vệ sinh bằng nước ấm hoặc sau mỗi lần đi đại tiện.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, chú ý tìm hiểu và nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh trĩ để có cách khắc phục sớm nhất.
Để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ, cách tốt nhất là khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường nên nhanh chóng đến các cơ sở chuyên môn để được thăm khám và điều trị kịp thời. Không nên vì mặc cảm xấu hổ mà khiến bệnh ngày một trầm trọng hơn. Chúc bạn khỏe mạnh!
Thiện Thanh
Theo Tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: