Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Mì lạnh Hàn Quốc- Món ăn dùng “đá lạnh” độc nhất vô nhị trên thế giới

(MangYTe) - Naengmyeon hay còn gọi là mì lạnh, một trong những món ăn đặc trưng của bán đảo Hàn (bao gồm Hàn Quốc và Triều Tiên). Đây cũng là món ăn mùa hè được người Hàn yêu thích nhất. Bởi lẽ cái lạnh của món mì này giải tỏa được cái nóng của tiết trời hè oi bức. Không những vậy, mì lạnh còn là món ăn tiêu biểu của Hàn Quốc trong con mắt bạn bè quốc tế.

Ở hàn quốc, là món tinh bột xuất hiện sớm nhất, trước cả các loại bánh mì. ngay từ thời đại chosun, người ta đã nghĩ ra cách chế biến các loại lạnh thanh mát để phục vụ trong các bữa ăn cung đình vào mùa hè.

Tuy nhiên, theo lịch sử ghi chép lại thì món mì lạnh hàn quốc lại ra đời tại bắc hàn (tức là triều tiên ngày nay). theo đó, nguồn gốc của món mì lạnh bắt nguồn từ bình nhưỡng vào giữa thời đại cao ly.

Các món lạnh thường sở hữu những màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng rất rực rỡ. khác với ăn mùa đông có màu sắc khá đơn điệu, sợi lạnh hay được người hàn nhuộm màu sặc sỡ rất bắt mắt.

Naengmyeon được phục vụ trong một bát thép không gỉ lớn với nước dùng lạnh, dưa chuột thái sợi, được trình bày với những lát lê hàn quốc. sợi mì lạnh ở hàn quốc có thể là miến xào, mì xào, mì khô, mì với nước dùng lành lạnh man mát, song tất cả đều có chung đặc điểm là sợi mì mảnh, vị thanh nhẹ, không đầy bụng, ăn kèm với các thực phẩm giải nhiệt như đậu xanh, đậu đen, giá đỗ, củ cải trắng hàn quốc muối chua nhẹ thái mỏng, có thêm trứng luộc hoặc lát thịt bò luộc lạnh hoặc cả hai…

Nước sốt mù tạt cay (hoặc dầu mù tạt) và giấm thường được thêm vào trước khi ăn. theo truyền thống, dài sẽ được ăn mà không cắt vì chúng tượng trưng cho tuổi thọ dài lâu và sức khỏe tốt.

Cách nấu món này khá đơn giản và bí quyết nằm ở phần nước dùng. Đầu tiên, thịt bò rửa sạch và ngâm trong nước lạnh khoảng 20 phút rồi vớt ra, rửa sạch. Sau đó luộc thịt bò chung với gừng thái lát, hành. Thịt chín thì vớt ra để nguội và cắt thành lát mỏng vừa ăn.

Tiếp đó, lấy phần nước luộc thịt ban nãy lọc qua 1 lần, sau đó nêm nếm cho vừa ăn. thêm 1 thìa canh nước tương, 1 thìa cafe muối, 1 thìa canh giấm và 1 thìa cafe đường cát trắng vào khuấy đều, nêm nếm lại. sau đó để nguội và cất vào ngăn mát tủ lạnh. đối với mì cần luộc từ 2 – 3 phút. dùng nước lạnh rửa sạch, vò nhẹ và vắt khô rồi ngâm mì cùng với đá viên.

Cuối cùng, quấn lạnh vào bát, sắp xếp lên bề mặt dưa leo, lê, kim chi đã được thái sợi, trứng cắt đôi, thịt bò đã thái lát và chế nước dùng đã lạnh vào, rồi thưởng thức.

Dù hiện nay đã được “bình dân hóa” rộng rãi trong đời sống, naengmyeon cũng không mất đi nét tinh tế và sang trọng từ bàn ăn của cung điện chosun xưa. ngày nay, mì lạnh naengmyeon còn được người dân hàn quốc biến tấu thành nhiều “phiên bản” khác lạ, độc đáo.

Nhắc đến mì lạnh phải kể đến mulnaengmyeon - món mì với nước dùng ướp lạnh. mulnaengmeyon kỳ công trong cách chế biến đến trình bày: vắt mì phải tròn trịa, cứng cáp, thả vào nước dùng giữ được nguyên hình dáng chứ không bở hoặc bung ra. nước dùng vị thanh nhẹ kết hợp từ xương hoặc thịt bò, gà, thêm chút rong biển, đủ làm ướt sợi mì mà không gây nhão. trên vắt mì là nhân gồm củ cải, hành lá, thịt heo, cùng trứng luộc vừa chín tới. tất cả nguyên liệu đều được xắt nhỏ vừa ăn, sắp xếp tinh tế.

Loại lành tiếp theo là bibimnaengmyeon, về cơ bản khá giống mulnaengmyeon nhưng không có nước dùng, thay vào đó là sốt cay kim chi. chính nước sốt này tạo cho bibimnaengmyeon một màu đỏ vừa tự nhiên vừa bắt mắt.

Trong các món mì lạnh hàn quốc được “biến tấu” thì có lẽ kongguksu là món khá đặc biệt. kongguksu có tiền thân là kae-guksu, tức mì hạt mè. bắt đầu từ thế kỷ 19, người ta đã thay hạt mè bằng đậu nành, từ đó tạo ra một món ăn mùa hè mát lạnh, bổ dưỡng, thanh nhiệt giải độc rất tốt. sợi mì kongguksu làm từ bột mì nguyên chất và có màu trắng muốt, càng đẹp mắt hài hòa hơn khi thả vào nước dùng đậu nành mịn màng.

Món ăn này có nước được làm hoàn toàn từ đậu nành xay nhuyễn và muối. vì thế lạnh kongguksu là một món chay thanh đạm, tươi mát với hương vị tự nhiên hoàn hảo. thường được ăn chung với kim chi củ cải hoặc dưa chuột. tùy theo đầu bếp chế biến, có những quán ăn thì làm nước dùng lành lành, mát mát và rắc thêm một chút hạt vừng.

Cũng giống như kongguksu, lạnh jajangmyeon trở thành “con cưng” của ẩm thực mùa hè nhờ nguyên liệu chính là loại đậu bổ dưỡng, điều hòa và thanh nhiệt cơ thể - đậu đen.

Sẽ là thiếu sót nếu điểm qua các món mì lạnh hàn quốc mà lại bỏ mất japchae. hiểu nôm na, japchae là miến trộn gần giống với miến trộn ở việt nam. nhưng bản thân món miến trộn xứ kim chi vẫn có vài thành phần đặc trưng tạo nên nét riêng biệt như: dầu mè, hạt vừng, đậu xanh, nấm hương, thịt bò,…japchae thường có màu nâu nhạt từ dầu mè, kết hợp rất đẹp mắt hài hòa với sắc đỏ của cà rốt, nâu đậm của nấm hương và nâu đỏ của thịt bò.

Có thể thấy, với màu sắc rực rỡ tươi vui, hương vị thanh nhã dễ ăn, mì lạnh đã góp phần không nhỏ trong việc xua tan cái nắng hè oi ả trên xứ sở kim chi, đồng thời góp phần làm phong phú thêm cho nền ẩm thực đất nước hàn quốc.

An Yên / Pháp luật Bốn phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo pháp luật (https://baophapluat.vn/4-phuong/mi-lanh-han-quoc-mon-an-dung-da-lanh-doc-nhat-vo-nhi-tren-the-gioi-558456.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngoài việc dùng Thu*c, chế độ ăn uống cũng một phần nào hỗ trợ người bệnh làm chậm quá trình tiến triển của căn bệnh nguy hiểm này.
  • Sự tiến bộ của y học hiện nay, cả tây y và đông y, có thể giúp các đôi vợ chồng tăng khả năng thụ thai.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY