Theo đó, nhằm triển khai các giải pháp về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt và đẩy mạnh thanh toán điện tử đối với dịch vụ công, Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã xây dựng chương trình miễn, giảm phí dịch vụ gồm: miễn phí chuyển mạch đối với các giao dịch thanh toán trực truyến (online) các dịch vụ công (dự kiến áp dụng đến hết tháng 12/2020); giảm phí chuyển mạch đối với các giao dịch chuyển tiền nhanh liên ngân hàng có giá trị nhỏ (từ 500.000 đồng/giao dịch trở xuống) từ 1.800 đồng/giao dịch xuống 500 đồng/giao dịch (dự kiến áp dụng từ ngày 25/2/2020).
Mặt khác, để thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khẩn trương nghiên cứu, xây dựng kế hoạch áp dụng các chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ, phù hợp với Chương trình miễn, giảm phí của NAPAS.
Ngân hàng Nhà nước cũng đề nghị các tổ chức cung ứng dịch vụ miễn phí đối với các giao dịch thanh toán trực tuyến (online) các dịch vụ công thực hiện trên các cổng dịch vụ công quốc gia, bộ, ngành và địa phương cũng như giảm phí dịch vụ chuyển tiền nhanh liên ngân hàng có giá trị nhỏ cho người sử dụng dịch vụ. Thời gian áp dụng, mức phí giảm tối thiểu tương đương với thời gian, mức phí giảm mà NAPAS áp dụng đối với các ngân hàng thành viên (1.300 đồng/giao dịch). Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được khuyến khích thực hiện mức phí giảm lớn hơn mức phí giảm của NAPAS nhằm hỗ trợ thị trường.
Nội dung của văn bản cũng nêu rõ, trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh kịp thời về Ngân hàng Nhà nước để theo dõi, tổng hợp và phối hợp nghiên cứu, xử lý.
Chủ đề liên quan:
dịch vụ thanh toán thanh toán không dùng tiền mặt thanh toán trực tuyến trực tuyến