Tại sao nó nguy hiểm như vậy?
Sự lắng đọng mỡ trong nội tạng thực sự quan trọng đối với cơ thể, vì chúng bảo vệ các cơ quan nội tạng khỏi tác động của môi trường bên trong. Tuy nhiên, mức mỡ này không nên vượt quá 10 -15% tổng lượng mỡ của cơ thể. Nếu không, ngược lại, nó sẽ trở thành mối nguy hại cho sức khỏe khi có thể gây ra các bệnh như:
Giãn tĩnh mạch. Nguyên nhân do chân luôn phải chịu một áp lực quá lớn.
Nhồi máu cơ tim. Nguyên nhân do tim bị bao bọc bởi mỡ và rất khó để hoạt động hiệu quả như bình thường.
Các bệnh ung thư.
Rối loạn nội tiết tố.
Tác động tiêu cực vào các quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Mỡ nội tạng khác gì so với mỡ dưới da?
Cơ thể chúng ta cần lớp mỡ dưới da. Bằng việc tăng thêm năng lượng dự trữ của cơ thể, mỡ dưới da mang lại cho chúng ta sức sống và làm ấm cơ thể khi trời lạnh. Và lớp mỡ này được hình thành thông qua các bữa ăn của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên, cơ thể bạn sẽ bắt đầu dự trữ mỡ không chỉ ở dưới da, mà còn ở các cơ quan nội tạng. Lúc này, lớp mỡ ấy được gọi là mỡ nội tạng.
Mỡ sẽ thường đóng ở quanh: dạ dày, gan, túi mật, ruột, thận và bộ phận sinh dục. Lớp mỡ nội tạng dư thừa có thể ngăn chặn tuần hoàn máu và bạch huyết đến các cơ quan nội tạng. Không chỉ việc, nó còn khiến sự thông khí của phổi bị giảm dẫn đến lượng oxy trong cơ thể trở nên mất cân bằng, gây khó thở và mất ngủ.
Mỡ nội tạng đến từ đâu?
Sự tích tụ mỡ nội tạng quá mức có thể xuất phát từ nguyên nhân di truyền, hoặc do chế độ sinh hoạt. Chẳng hạn như, nếu uống quá nhiều bia thì ngay cả khi bạn là người mảnh khảnh, bụng của bạn vẫn có thể to hơn bình thường. Bia ảnh hưởng xấu đến testosterone, một loại hormone nam có khả năng chống lại sự tích tụ mỡ thừa.
Còn ở phụ nữ, sau khi mãn kinh, bất kể cấu trúc hình dạng cơ thể và khuynh hướng di truyền, cơ thể phụ nữ vẫn sẽ giảm mạnh sản xuất estrogen và tăng đáng kể xác suất phát triển mô nội tạng.
Do đó, những người bị mất cân bằng nội tiết tố, rối loạn chuyển hóa và có lối sống ít vận động là những người có nguy cơ bị mỡ nội tạng cao nhất.
Làm thế nào bạn có thể đo lường mỡ nội tạng?
Để xác định lượng mỡ nội tạng đã đến mức nguy hiểm chưa, cách tốt nhất là bạn cần đi đến phòng khám và hoàn thành các cuộc xét nghiệm, kiểm tra y tế. Nhưng nếu bạn muốn đo trước tại nhà để đánh giá sơ bộ về sức khỏe của mình, hãy thử 2 cách này.
Cách 1: đo vòng eo.
Nếu kích thước vòng eo của bạn nằm trong mức bình thường của mọi người, thì bạn không cần phải lo lắng về sự dư thừa mỡ bên trong cơ thể. Mức chuẩn cho phụ nữ có thể lên tới 35 inch (khoảng 89cm) và cho đàn ông có thể lên đến 37 inch (khoảng 94cm).
Cách 2: tính hệ số.
Đo hông và eo của bạn rồi chia kích thước vòng eo cho kích thước hông. Hệ số mà bạn nhận được sẽ chỉ ra độ lệch so với định mức bình thường. Đối với phụ nữ, hệ số có thể hơn 0,88 và đối với đàn ông thì có thể hơn 0,95.
Làm thế nào để thoát khỏi mỡ nội tạng?
Trước hết, bạn cần chuyển sang chế độ ăn uống lành mạnh. Tăng lượng thức ăn từ thực vật, tức là chế độ ăn uống hàng ngày của bạn nên bao gồm 70% trái cây và rau quả, đồng thời giảm tiêu thụ chất béo động vật (bơ, thịt bò béo, hoặc thịt lợn) và chất béo thực vật có hại như: dầu cọ, dầu dừa...
Không chỉ vậy, bạn cũng nên cắt giảm việc nạp các loại chất béo chuyển hóa được sử dụng trong việc tạo ra các chế phẩm thay thế khác nhau của dầu tự nhiên. Những loại dầu này thường được sử dụng để làm các loại bánh nướng xốp, bánh ngọt, bánh quy...
Đừng quên loại bỏ các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Các loại thực phẩm này có thể làm tăng đáng kể hàm lượng đường trong máu, kích thích quá trình tổng hợp insulin, dẫn đến sự hình thành mỡ thừa ở eo.
Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn như rượu và một số đồ ăn nhẹ lên men khác. Bạn có thể thay thế bánh mì trắng bằng các sản phẩm bánh mì làm từ bột thô, nguyên cám. Tăng cường ăn thực phẩm có nhiều chất xơ để làm sạch ruột. Các loại hạt, trái cây sấy khô, trái cây họ cam quýt, rau sống và trái cây nói chung là những lựa chọn thay thế cực kỳ tuyệt vời cho những loại thực phẩm có hại đầy.
Và, quan trọng nhất, hãy cố gắng dành thời gian để tập thể dục một cách thường xuyên. Bạn có thể đốt cháy mỡ nội tạng bằng các hoạt động thể chất cường độ cao ví dụ như: chạy, bơi, đạp xe, chơi bóng đá, tennis...
“Khắc tinh” của mỡ chính là vận động. Hãy vận động nhiều hơn và tuân theo các quy tắc ăn uống lành mạnh, mỡ nội tạng sẽ bị đánh tan từng ngày như cây kem trong mùa hè.
Như Hảo
Chủ đề liên quan: