Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Mối liên hệ chặt chẽ giữa mức sinh, cơ cấu dân số và sự phát triển bền vững

MangYTe - Các chuyên gia về dân số, xã hội học cho hay mức sinh và cơ cấu dân số theo tuổi có mối liên hệ hết sức chặt chẽ, tác động đến phát triển bền vững.

Phân tích về điều này, gs nguyễn đình cử, nguyên viện trưởng viện dân số và các vấn đề xã hội, cho hay ngay ở nước ta những năm 70-80 của thế kỷ trước mức sinh còn cao (trên 4 con/1 phụ nữ) thì tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi lên tới hơn 40%. tỉ lệ người cao tuổi rất thấp chỉ khoảng 5-6%. ngược lại, khi mức sinh rất thấp như nhật bản (1,3 con/1 phụ nữ) thì nhật trở thành nước siêu già (35% dân số là người cao tuổi). tỉ lệ trẻ em rất thấp, chỉ dưới 15%.

"mức sinh thấp ở một số nước có thể ảnh hưởng tới tỉ số giới tính khi sinh" - gs nguyễn đình cử nói và nêu dẫn chứng ở trung quốc với văn hóa thích con trai, và chính sách dân số một con trong thời gian dài khiến người dân lựa chọn sinh con trai. do đó, tỉ số giới tính khi sinh của đất nước hơn 1,3 tỉ dân này rất cao, thậm chí lên đến 120 bé trai/100 bé gái.

Đồng tình với quan điểm mức sinh là yếu tố quan trọng để tác động đến cơ cấu và quy mô dân số, nhưng nhìn nhận ở sự tác động của vấn đề mức sinh tới phát triển bền vững, ts nguyễn đức vinh, viện trưởng viện xã hội học, viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam, cho hay nếu mức sinh cao thì dân số sẽ phát triển quá nhanh ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển bền vững. ngược lại mức sinh quá thấp dẫn đến già hóa dân số quá nhanh, thậm chí dân số suy giảm cũng là một nguyên nhân dẫn đến phát triển không bền vững.

Mối liên hệ chặt chẽ giữa mức sinh, cơ cấu dân số và sự phát triển bền vững - Ảnh 1.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Vinh, Viện trưởng Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Ảnh: Chí Cường


Theo TS Vinh, đối với nước phát triển có năng suất lao động cao, người lao động có thể nuôi được nhiều người thì già hóa sẽ đỡ gây hậu nghiêm trọng không bị quá ảnh hưởng. Nhưng với nước thu nhập thấp như ở Việt Nam thì việc già hóa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phát triển bền vững. Do đó dẫn đến thiếu hụt lao động và hệ lụy bất cập về an sinh xã hội cho người cao tuổi, về trẻ em cũng như xã hội nói chung.

Cũng theo TS Nguyễn Đức Vinh, theo khảo sát gần đây ở một số tỉnh, thành tỷ lệ người muốn có 2 con vẫn là phổ biến nhất (chiếm khoảng độ 2/3 số người được hỏi). Còn tỷ lệ số người muốn người trên 2 con thì khoảng gần 20% và tỷ lệ người muốn có 1 con thì khoảng trên 10%.

"Như vậy, mong muốn có 2 con tuy chiếm đa số nhưng vẫn chưa trở thành chuẩn mực của toàn xã hội", vị Tiến sĩ Xã hội học nhận định và cho rằng tỷ lệ muốn có dưới 2 con tuy thấp có thể sẽ gia tăng trong thời gian tới nếu không có sự can thiệp nào. Tỷ lệ muốn có trên 2-3 con trở nên vẫn rất đáng kể nhất là một vùng hoặc một số nhóm dân số đặc thù.

Mối liên hệ chặt chẽ giữa mức sinh, cơ cấu dân số và sự phát triển bền vững - Ảnh 2.

Một buổi truyền thông, nói chuyện với chị em do Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Hưng Yên tổ chức Ảnh: VT


"Tuy nhiên giữa việc mong muốn và hiện thực hóa là khoảng cách đáng kể bởi do các tác động kinh tế xã hội", ông nói. Trong điều kiện hiện nay thì người dân Việt Nam sinh ít hơn số con mong muốn một chút. Nếu các điều kiện cản trở gia tăng thì nhiều khả năng số con mong muốn và số con sẽ tiếp tục giảm.

Mức sinh có quan hệ chặt chẽ với quá trình hiện đại hóa, phát triển kinh tế xã hội nói chung, vì vậy những tỉnh thành đô thị, công nghiệp hóa cao hơn thường có mức sinh thấp hơn so với những vùng chậm phát triển hơn. Việt Nam có khác biệt đáng kể về mức độ phát triển kinh tế xã hội lẫn mức sống giữa các tỉnh thành vùng miền nên dẫn đến sự khác biệt về mức sinh như vậy.

Ngoài ra thì yếu tố văn hóa cũng đóng vai trò quan trọng, chẳng hạn số tỉnh đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ tuy mức sống không phải quá thấp nhưng giá trị con cái vẫn rất quan trọng nên mức sinh cao hơn các vùng khác. "Điều đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long có mức sinh thấp thì chúng tôi vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể. Nhiều khả năng sự tác động của các vùng xung quanh ảnh hưởng đến vùng này dẫn đến thay đổi về định hướng giá trị sớm hơn so với mức độ phát triển kinh tế xã hội cho nên mức sinh khá thấp" - TS Vinh cho hay.

"trên thế giới, quỹ dân số liên hợp quốc (unfpa) đã có tổng kết 8 bài học thành công trong lĩnh vực giảm sinh và được nhiều nước trong đó có nước ta áp dụng trong những năm trước đây. nhiều nước có mức sinh đã xuống thấp trong một thời gian dài, đã tiến hành chương trình nâng mức sinh lên nhưng bài học chung rút ra là chưa có nước nào thành công trong việc đưa mức sinh tăng trở lại khi mức sinh đã xuống quá thấp. còn việc duy trì mức sinh thay thế hiện nay chưa có nước nào trước việt nam thực hiện nên chúng ta cũng chưa có được cơ hội để học tập kinh nghiệm từ những nước đó.

chúng ta sẽ phải vừa làm vừa nghiên cứu rút kinh nghiệm. việc chúng ta thực hiện chương trình duy trì mức sinh thay thế là để tránh tình huống mức sinh sẽ giảm xuống quá thấp không nâng lên được dẫn đến suy giảm dân số, già hóa dân số quá nhanh… như các nước đã đi trước chúng ta gặp phải".

(Ông Nguyễn Văn Tân, nguyên Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Dân số)

Q.An

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/dan-so/moi-lien-he-chat-che-giua-muc-sinh-co-cau-dan-so-va-su-phat-trien-ben-vung-20201214173653362.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ở mỗi giai đoạn phát triển trí não, trẻ phải đạt được các kỹ năng nhất định: trí thông minh, vận động, cảm xúc và giao tiếp.
  • Tổng Cục Dân số KHHGĐ và tổ chức phi chính phủ Marie Stopes International tại Việt Nam (MSIVN) đã ký kết một thỏa thuận hợp tác thực hiện Dự án Tăng cường tiếp cận bền vững dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản chất lượng tại Việt Nam.
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Mangyte- Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh các hình thức khám chữa bệnh, nhất là phát triển hệ thống y tế tư nhân, tháo gỡ triệt để các rào cản hạn chế sự phát triển của các bệnh viện, phòng khám tư nhân.
  • Mangyte -Trí thông minh của trẻ không hoàn toàn là do di truyền mà còn phụ thuộc vào cách chăm sóc thai nhi và bổ sung dinh dưỡng trong suốt giai đoạn thai kỳ.
  • Vị thành niên là lứa tuổi có sự phát triển khá nhanh về thể chất. Chính vì vậy, những thay đổi phù hợp trong lối sống sẽ giúp ích rất nhiều cho việc cải thiện chiều cao của trẻ.
  • Xin chào Mangyte, Em đang muốn tìm hiểu thông tin về việc hiến nội tạng cũng như những gì có thể cho những người cần đến lúc em mất đi. Không phải việc hiến xác cho khoa học, mà là gửi đến những bệnh nhân đang cần những bộ phận ấy, vậy tại Việt Nam có địa điểm cụ thể nào để em tìm hiểu về việc này không ạ. Xin chân thành cảm ơn. (Trương Thị Anh Thoa - anhthoa...@gmail.com)
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) là một khiếm khuyết của sự phát triển trí não.Trẻ có hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình, hạn chế về kỹ năng thích ứng và khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY