Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Mới: Phòng dịch COVID-19, kê đơn Thuốc đến 3 tháng cho người bệnh cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính

Nhằm phòng ngừa dịch COVID-19, Bộ Y tế đề nghị kê đơn Thuốc đến 3 tháng cho người bệnh cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính; trường hợp đặc biệt có thể cấp phát Thuốc tại nhà.

 Trong công văn số 1445/BYT-KCB do PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế kí ngày 20/3 nêu rõ: Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19, để bảo đảm công tác điều trị cho người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi, người mắc bệnh cần điều trị dài ngày, đồng thời để giảm, hạn chế lượng người đến khám tại các cơ sở khám chữa bệnh, Tiểu ban điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đề nghị các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc kê đơn Thuốc, dự trữ Thuốc điều trị trong thời gian phòng chống dịch.

Theo đó, đề nghị bác sĩ, y sĩ kê đơn Thuốc căn cứ vào tình trạng người bệnh để có thể kê số lượng Thuốc sử dụng trong đơn cho người bệnh là người cao tuổi, người mắc bệnh cần điều trị dài ngày không quá 03 tháng.

Bên cạnh đó, cơ sở khám, chữa bệnh phải cung cấp số điện thoại của cơ sở cho người bệnh để liên hệ khi cần thiết. Việc kê đơn Thuốc này chỉ thực hiện trong thời gian phòng, chống dịch bệnh, khi hết thời gian công bố dịch thực hiện theo quy định hiện hành.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào số lượng người bệnh đến khám và điều trị tại cơ sở để mua sắm, dự trữ Thuốc, lưu ý các Thuốc điều trị chuyên khoa tim mạch, đái tháo đường, cao huyết áp.

Khám, tư vấn chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương.               

Ảnh: Dương Ngọc

Tổ chức khám bệnh và kê đơn, cấp phát Thuốc cho người bệnh tại trạm y tế xã, phường, trường hợp đặc biệt có thể cấp phát Thuốc tại nhà.

Trước đó, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cũng đã có văn bản yêu cầu các địa phương thống kê và lập danh sách, quản lý chặt chẽ sức khỏe người cao tuổi, đặc biệt người có các bệnh lý nền và các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh khác.

Khuyến cáo và thông báo cụ thể tới các gia đình có người cao tuổi, người có các bệnh lý nền và các đối tượng có nguy cơ cao hạn chế tối đa việc ra ngoài, khu vực công cộng, tiếp xúc với người khác; khi có vấn đề về sức khỏe phải liên hệ ngay với y tế xã, phường, bác sỹ gia đình; trong trường hợp thật sự cần thiết, cấp cứu mới đến cơ sở y tế để khám, chữa bệnh (hết Thuốc, cần chỉnh liều...); luôn sử dụng khẩu trang và sát khuẩn tay nếu ra ngoài nhà.

Thực hiện khai báo y tế điện tử hoặc hồ sơ điện tử đầy đủ, trước hết ưu tiên kê khai cho người từ 60 tuổi trở lên và người có các bệnh lý nền, bệnh không lây nhiễm hoặc các bệnh lý khác. Hình thức khai báo trên thiết bị (điện thoại thông minh, máy tính bảng) thông qua ứng dụng NCOVI tải từ Google Play hoặc App Store.

Chủ tịch UBND xã/phường; công an xã, dân quân, mạng lưới dân số, y tế chịu trách nhiệm triển khai thực hiện; thông báo rộng rãi số điện thoại của cán bộ y tế, dân số trên địa bàn xã để người dân cung cấp thông tin về tình hình sức khỏe người dân, đặc biệt người cao tuổi, người mắc các bệnh không lây nhiễm. Thực hiện dinh dưỡng tăng cường sức khỏe cho các đối tượng người cao tuổi theo các hướng dẫn.

Thái Bình

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5e758cb9f8ec6e3c773c0132)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Táo bón là chứng bệnh thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là vào thời điểm lễ Tết như Tết Nguyên Đán vừa qua khi chế độ ăn uống thất thường.
  • Bệnh dạ dày là bệnh thường gặp, trước kia bệnh được coi là nan y vì có nhiều biến chứng và hay đau tái phát.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY