12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Mối quan hệ giữa giận dữ và Ngũ hành đối với sức khỏe

Thật là khó chịu khi tức giận và nó thường được xem như một thứ cảm xúc cần phải rũ bỏ ngay. Nhưng trong Ngũ hành lại có có một cách nhìn khác khá thú vị về sự giận dữ.

Mối quan hệ giữa hệ Hành mộc và giận dữ

Trong học thuyết Ngũ hành thì mỗi hành có một loại cảm xúc đặc biệt khác nhau. Và giận dữ thuộc Hành mộc. Nó là biểu trưng cho năng lượng của sự tăng trưởng, thay đổi và vượt qua.

Đó là một năng lượng rất tích cực cho phép rất nhiều vận động và tiến triển, cả bên trong và bên ngoài. Hành mộc còn tượng trưng cho mùa xuân, là thời điểm của hành động, thay đổi và tái sinh.

Ảnh minh họa

Mặt khác, khi bị ngăn cản hay ghìm nén, mộc sẽ trở thành năng lượng của sự thất vọng, giận dữ và căng thẳng.

Khi tức giận, hệ vận động bị kích thích dữ dội khiến người ta nắm tay lại, vung lên, la hét, mắt trợn, đôi khi đi đến hành động tàn bạo... là dấu hiệu Mộc khí vượng. Nếu mộc khí quá vượng mà không phát tiết ra ngoài được qua hành động (la hét, phẫn nộ...) làm cho hỏa và mộc vượng lên, gây nôn ra máu, xuất huyết tử cung... thường gặp ở phụ nữ hậu sản vì ghen tuôn.

Nhưng sau khi cơn giận chấm dứt, mộc khí bị mất đi phần lớn, đưa đến tình trạng mệt mỏi rã rời.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sự giận dữ có những ảnh hưởng rất mạnh đến hệ miễn dịch. Do hệ miễn dịch bị ảnh hưởng nên rõ ràng bạn sẽ dễ dàng mắc phải tất cả các loại bệnh.

Giận giữ còn khiến cơ thể suy nhược và bắt đầu sản sinh ra một số cholesterol nhất định với catecholamine, từ đó dẫn đến cản trở các mạch máu. Trong thời gian dài, có thể khiến khả năng bị đau tim hay đột quỵ sẽ tăng lên gấp 3 lần.

Ngoài ra, tức giận quá nhiều còn làm tăng hormone stress có tên là “cortisol”. Và gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như đường ruột.

Ảnh minh họa

Giải pháp

Giống như hành mộc, tức giận có thể khiến chúng ta khăng khăng cứng ngắc và không chịu thay đổi - như cây thà chịu gãy trong gió lớn thay vì xuôi theo chiều.

Vì vậy, chìa khóa ở đây là tính linh hoạt. Nếu chúng ta giữ mình quá cứng nhắc, chúng ta sẽ gãy vỡ và sụp đổ. Nếu chúng ta quá phóng túng hay dao động, giống như một cái cây hư rễ, thì sẽ chẳng có được sự phát triển hay tiềm năng thực sự cho sự thay đổi nào. Do đó, sự cân bằng lành mạnh là duy trì linh hoạt.

Bên cạnh đó, sự phẫn nộ giận dữ sẽ sinh ra vô số sự giận dữ và phẫn nộ khác, muốn tiêu diệt sự giận dữ, phẫn nộ thì phải âm hóa chúng bằng cách hướng tinh thần về cực âm là sự bất phân tranh, sự dịu ngọt, sự hiền lành, hoặc dẫn đến những chỗ yên tĩnh, thoáng mát, thoải mái...

Ngoài ra khi giận giữ chúng ta có thể học cách đếm từ 1 đến 100 hay uống một cốc nước ngay lập tức bất kì khi nào giận dữ và hít thở thật sâu có thể cảm thấy khá hơn.

Tấn Bình

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/moi-quan-he-giua-gian-du-va-ngu-hanh-doi-voi-suc-khoe-19563/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY