Bài thuốc dân gian hôm nay

Món ăn bài Thuốc bổ phổi

Mỗi khi chuyển mùa, thời tiết thay đổi làm cơ thể con người nếu không thích nghi kịp sẽ có những phản ứng ảnh hưởng đến sức khỏe...

Đông y cho rằng các bệnh lý đường hô hấp là do chính khí hư (phế khí hư, phế âm hư), tà khí thừa cơ xâm nhập. Một số vị Thuốc trong y học cổ truyền có thể chế thành các món ăn bổ dưỡng có lợi cho phổi giúp phòng và điều trị bệnh lý đường hô hấp.

Cháo bách hợp: bách hợp tươi 30g, gạo tẻ 50g, đường phèn vừa đủ, nước 400ml cùng nấu cháo. Ngày 2 bát chia ăn 2 lần vào sáng và tối. Tác dụng: bổ phế kiện tỳ, chỉ khái định suyễn. Thích hợp dùng trị các chứng viêm phế quản mạn, phế nhiệt hoặc phế táo gây ra ho khan, cùng với lao phổi, ho lâu không khỏi, chán ăn ngủ kém...

Cháo bách hợp, tang bạch bì: bách hợp 3g, tang bạch bì 3g, khoản đông hoa 3g, hạt củ cải 2g, gạo 100g, nước 400ml, đường phèn vừa đủ nấu cháo. Ngày 2 bát chia ăn 2 lần vào sáng và tối. Tác dụng: mát phổi giảm ho, trị viêm phổi trẻ em, ho có đờm, họng đau mũi khô.

Cháo bách hợp, hạt sen: bách hợp, hạt sen, đường phèn mỗi thứ 30g, gạo tẻ 100g, nấu cháo. Tác dụng: tư âm nhuận phế, dưỡng tâm an thần; tốt cho các trường hợp ho kéo dài, người mệt, ăn ngủ kém.

Bách hợp hấp bí ngô: bí ngô 600g, bách hợp 100g, đường phèn vừa đủ. Gọt vỏ bí ngô thái lát theo chiều dọc, rửa sạch bách hợp xếp vào giữa bí ngô, cho đường phèn vào hấp lên.

Vị Thuốc bách hợp thường làm Thuốc bổ, chữa ho...

Súp ngân nhĩ, đường phèn: ngân nhĩ 10g, đường phèn 30g. Ngân nhĩ ngâm nước ấm cho nở hết rồi rửa sạch, cho vào bát cùng đường phèn và nước, đem chưng cách thủy trong 30 phút, chia ăn vài lần. Công dụng: bồi bổ cơ thể, trị các bệnh phổi thể âm hư có ho khan, ho ra máu.

Chè bách hợp ngân nhĩ kỷ tử: ngân nhĩ 10g, bách hợp 10g, lê 1 quả, kỷ tử đường phèn vừa đủ. Ngân nhĩ ngâm nước ấm 2h rồi rửa sạch, cho vào nồi nước đun 30 phút, cho bách hợp vào đun 15 phút, sau đó cho lê (đã gọt vỏ thái lát) vào đun tiếp 15 phút rồi cho kỷ tử và đường phèn vào đến khi đường tan hết là được. Tác dụng: nhuận phế, chỉ khái tốt cho bệnh đường hô hấp trên.

Súp ngân nhĩ đại táo: ngân nhĩ 10g, đại táo 10 quả, đường phèn 30g. Ngân nhĩ làm sạch, đun với nước sôi 20 phút rồi cho đại táo và đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: tư âm nhuận phế, kiện tỳ ích vị, dùng cho người bị bệnh phổi và bệnh đường tiêu hóa có sốt, ho khan, ăn không ngon miệng, mệt mỏi.

Ngân nhĩ 25g làm sạch, cho vào nồi đun sôi với nước trong 2 phút, vớt ra để ráo rồi trộn với dầu vừng và gia vị thành salat. Công dụng: trị ho kéo dài hoặc ho ra máu.

BS. Phạm Minh Dương

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/mon-an-bai-thuoc-bo-phoi-n164193.html)

Tin cùng nội dung

  • Những người có thói quen ăn nhiều rau chân vịt có thể giảm được bệnh đục thủy tinh thể liên quan đến tuổi tác (27%) so với nhóm ăn ít hoặc không ăn nhóm rau này.
  • Bệnh sốt nhiệt là một chứng bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, trên lâm sàng có đặc trưng là ăn ít, nằm nhiều, trọng lượng cơ thể giảm, rêu lưỡi dày nhớt. Bệnh này phần nhiều phát sinh ở vùng khí hậu ẩm ướt, thấy nhiều ở trẻ em sức khỏe yếu.
  • Viêm khớp là một căn bệnh rất phổ biến. Triệu chứng thường gặp là đau mỏi các khớp, đi laị không ổn định, điểm đau tương đối ổn định. Ngoài việc dùng Thuốc hoặc châm cứu có thể dùng các món ăn bài Thuốc để hỗ trợ chữa viêm khớp do phong thấp.
  • Món canh thịt vịt khổ qua (mướp đắng) thể hỗ trợ chữa da khô sần, ngứa ngáy. Tuy nhiên, nên chú ý dùng gia vị để giảm tính hàn của thịt vịt.
  • Phụ nữ thường đưa ra 101 lý do có vẻ rất hợp tình hợp lý để biện minh cho hành động “ngại yêu” của mình. Nam giới “cao tay” không nên ép phụ nữ lúc này mà nên “đánh” vào dạ dày của nàng
  • Theo Đông y, lươn là món ăn ngon và vị Thu*c tốt, có giá trị dinh dưỡng cao, vị ngọt, tính ấm, không độc, tác dụng bổ gan,
  • Cua đồng là món ăn giản dị và mộc mạc trong ngày hè... Thịt cua đồng chứa nhiều protid, Ca, P, Fe, vitamin B1, B2, B6 và PP
  • Trẻ suy dinh dưỡng SDD thường đi kèm với biếng ăn, trong khi đây lại là đối tượng cần ăn tăng cường hơn những trẻ khác để tạo đà phát triển cho bắt kịp chuẩn tăng trưởng.
  • Trẻ bị sởi nên hạn chế chất béo, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, xông khói, nội tạng động vật, bánh kem, chocolate.
  • Đông y cho rằng, nguyên nhân thiếu sữa phần lớn do khí huyết kém, ngoài ra có liên quan tinh thần căng thẳng, can khí uất kết gây tắc sữa. Phòng trị thiếu sữa chủ yếu bổ huyết, ích khí; nếu vú căng đau “viêm” thêm vị thanh can, giải uất, thông nhũ.