Cây thuốc quanh ta hôm nay

Món ăn, bài Thuốc từ cây móp gai

Cây móp gai còn có tên khác là móp, cừa, ráy gai, chóc gai, dã vu, hải vu, sơn thục gai. Theo y học cổ truyền, thân rễ móp gai có vị cay, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tán ứ, là một vị Thuốc hay.
Móp gai mọc hoang khắp nơi ở những vùng ẩm ướt, trên có tán che như ruộng nước, bờ ao, ven suối trong môi trường bán ngập nước. Thân bò phình to như củ, mọc trên mặt đất, mang nhiều sẹo lá và rễ. Rễ to, ăn sâu, phát triển từ thân bò trên mặt đất. Lá có cuốn dạng bẹ rời, trên mép và lưng cuốn có nhiều gai nhỏ, khi cuốn còn non gai mềm, khi cuốn lá già gai sắc nhọn. Lá xẻ thùy với những lá chét có gốc lá rộng mọc gần đối xứng. Hoa vươn cao lên trên lá, có cuống hoa tròn, phát hoa là một khối dạng hình vùi trống mang đầy hoa chung quanh. Đọt non, phát hoa còn non, lá non kể cả cuốn và phiến đều làm rau ăn được. Thân, còn gọi là củ, được dùng làm Thuốc.

Món ăn:

Ăn sống và bóp gỏi: Đọt non, lá và bẹ non và phát hoa non của cây móp gai được dùng làm rau sống và bóp gỏi.

Rau luộc: Đọt non, lá và bẹ non và phát hoa non của cây móp gai được dùng làm rau luộc ăn rất ngon và bổ.

Rau xào: Đọt non, lá và bẹ non và phát hoa non của cây móp gai được dùng làm rau xào với thịt, tôm và hải sản khác.

Nấu canh chua và nhúng lẩu: Đọt non, lá và bẹ non và phát hoa non của cây móp gai được dùng để nấu canh chua và nhúng lẩu chua.

Muối dưa chua: Đọt non, lá và bẹ non và phát hoa non của cây móp gai được dùng muối dưa chua có hương vị rất ngon.

bài Thuốc từ móp gai:

Chữa lở ngứa ngoài da: Dùng cả cây móp gai hoặc phần thân rễ nấu nước tắm, ngày 1 lần rất hiệu quả.

Hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan: Dùng 30g thân rễ móp gai khô (tươi khoảng 100g), trái dứa dại khô 30g (tươi 100g), chó đẻ răng cưa khô 10g (tươi 30g). Cho các vị vào nấu với 2.000ml nước, đun nhỏ lửa khi nước còn 300ml thì chắt ra. Chia 3 lần uống trong ngày rất hiệu quả (theo dân gian dùng tươi tốt hơn khô).

Chữa tê thấp, lưng, gối cẳng chân tê buốt: Dùng thân rễ móp gai 12g, cẩu tích 12g, kê huyết đằng 12g, kim cang 12g, ngưu tất 12g, tỳ giải 12g, sắc nước uống trong ngày. Dùng 5 - 7 ngày.

Trị nám mặt: Củ móp gai tươi thái mỏng, đổ nước vào nồi ngập xâm xấp, đun sôi rồi để nguội, dùng nước để uống như nước trà, uống liên tục trong nhiều ngày. Có thể dùng xác đã nấu để nấu lại lần hai.

Thanh nhiệt, giải độc: Củ móp gai rửa sạch, xắt mỏng, phơi khô rồi đem sao thủ thổ, dùng một nhúm nấu nước sôi, uống như nước trà.

Lương y Hữu Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-mon-an-bai-thuoc-tu-cay-mop-gai-18166.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, hạt đậu Hà Lan vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ tỳ vị, lợi tiểu tiện, chỉ tả lỵ, tiêu ung độc;
  • Không chỉ là thực phẩm thông dụng, những món ăn từ thịt hến còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải khát, trừ phiền nhiệt, lợi tiểu,…
  • Phòng chẩn trị y học cổ truyền lương y Phan Văn Lý tọa lạc tại số 45/8 đường Hùng Vương, khu phố 4, thị trấn Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh tuy không lớn nhưng đã trở thành địa chỉ quen thuộc được nhiều bệnh nhân tìm đến.
  • Suy nhược thần kinh có phải là một biểu hiện của tâm thần nhẹ không, thưa bác sĩ? Những ai hay bị bệnh này?
  • Suy nhược thần kinh là một bệnh rối loạn cơ năng hoạt động của thần kinh cao cấp, biểu hiện bằng các triệu chứng: nhức đầu, mất ngủ, tim đập mạnh...
  • Theo y học cổ truyền, có 8 cách để làm giảm béo phì như cách hóa thấp, khử đờm, lợi thủy, thông thông phủ, tiêu đạo,...
  • Bệnh suy nhược thần kinh - còn gọi là tâm căn suy nhược được xác định là do căn nguyên tâm lý (chấn thương tinh thần, stress...) gây nên.
  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY