Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Món ăn cực ngon nhưng rất dễ bị ngộ độc

Có nhiều món ăn ở Việt Nam được nhiều người ưa chuộng nhưng nếu ăn không đúng cách sẽ rất dễ bị ngộ độc.

Rau mầm sống

Ăn rau mầm rất tốt cho sức khỏe nhưng ăn không đúng cách sẽ gây hại khôn lường.

Rau mầm được chế biến chín đem lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng ăn sống có nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Ảnh: Cuperfoods for superhealth. Rau mầm là loại rau được gieo từ hạt trong khoảng 1 tuần là có thể thu hoạch. Rau mầm đem lại giá trị dinh dưỡng rất cao. Nhưng ăn rau mầm sống có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao.

Cá ngừ

Loại cá này rất dễ nhiễm độc tố scombrotoxin. độc tố này gây ra những triệu chứng ngộ độc như sốt, đau đầu, co giật cơ... nếu bảo quản ở nhiệt độ không thích hợp, cá ngừ sẽ tiết ra độc tố và điều nguy hại là độc tố này không thể tiêu hủy khi nấu nướng. ngoài ra nó còn bị liệt vào danh sách cấm dùng ở trẻ em vì nó gây ra hội chứng phát triển chậm ở trẻ. nếu ăn cá ngừ không chế biến hoặc bảo quản đúng cách, có thể gây ra những biến chứng như tiêu chảy, nguy hiểm hơn là mù mắt.

Khoai mì (sắn)

Khoai mì rất ngon nhưng lại chứa nhiều chất glycoside cyanogenic có khả năng gây ngộ độc cho người. do đó, để đảm bảo an toàn, khi nấu cần gọt bỏ vỏ khoai và nướng, sau đó luộc kỹ, và phải tránh ăn sắn trong lúc đói vì rất dễ bị “say” sắn.

Nấm

Nấm là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, lại có mùi thơm, béo, mọc nhiều trong tự nhiên nên thường được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon trong thực đơn hằng ngày ở hầu khắp các quốc gia. một số loại nấm lành thông dụng như nấm hương, nấm kim châm, nấm rơm...

Tuy nhiên không phải loại nấm nào cũng có thể dùng làm thức ăn cho người được. triệu chứng ngộ độc nấm thường là đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, co giật, hôn mê. một số loại nấm độc có thể khiến người ăn Tu vong hay sau khi sử dụng. do đó, bạn tuyệt đối không nên thử những loại nấm lạ trong rừng khi đi dã ngoại.

Theo Khỏe & Đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/mon-an-cuc-ngon-nhung-rat-de-bi-ngo-doc-d123603.html

Theo Khỏe & Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/mon-an-cuc-ngon-nhung-rat-de-bi-ngo-doc/20201007085834645)

Tin cùng nội dung

  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY