Kinh tế xã hội hôm nay

Món ăn tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm virus Corona

Giữa tâm bão dịch viêm phổi do virus Corona, việc cần thiết nhất là cần phải giữ cho cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt. Và cách đơn giản nhất là bổ sung các loại vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể thông qua một số thực phẩm.

Dưới đây là các món ăn bài Thu*c giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể hiệu quả, giảm nguy cơ nhiễm virus Corona gây bệnh viêm phổi mới.

1. Rau bina xào thịt

Giàu vitamin C, carotene, protein và các khoáng chất như sắt, canxi, phốt pho. Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển, tăng sức đề kháng. Chất carotene trong rau bina có thể chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, bảo vệ thị lực và sức khỏe các tế bào trên da, tăng cường khả năng phòng các bệnh truyền nhiễm.

2. Súp lơ xanh xào thịt bò

Giàu dinh dưỡng, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Chứa vitamin A, vitamin C và glutathione giúp cải thiện hệ miễn dịch. Không chỉ có mùi vị thơm ngon, dễ ăn mà thịt bò và súp lơ xanh đều chứa nhiều dưỡng chất chống oxy hóa, vitamin, đạm, sắt

3. Canh bí đỏ nấu thịt lợn

Bí đỏ là một thực phẩm chứa rất nhiều dưỡng chất có ích cho cơ thể. Trong bí đỏ có chứa rất nhiều vitamin, muối khoáng, sắt và hàm lượng axit hữu cơ. Ngoài ra bí đỏ cũng là một thực phẩm có thể dùng để nấu thành rất nhiều món ăn ngon và hấp dẫn. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bồi bổ tì thận, thích hợp với người suy nhược cơ thể hoặc ăn uống kém. Phòng chống bệnh của tạng tì và tạng thận.

4. Cháo cá diếc

Theo Đông y, cá diếc có tính vị bình hòa, không độc, tác dụng bổ tỳ, vị, hành thủy, tiêu thũng, chỉ khát, làm se, sát khuẩn... nên được sử dụng trong nhiều chứng bệnh khác nhau. Cá diếc bổ tì, ích khí, trừ phong thấp, đau nhức giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

5. Canh bầu nấu nghêu

Nghêu giàu phốt pho, protein, vitamin A, C, sắt, kẽm… rất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt chính vì lượng sắt trong nghêu nhiều hơn cả thịt bò nên rất bổ máu, thích hợp cho bà bầu, trẻ em và những người ốm yếu cần bồi bổ. Ăn nghêu còn tăng cường hệ miễn dịch, giúp người cảm bệnh mau khỏi ốm, người bình thường thì càng khỏe mạnh hơn, ngừa loãng xương, tốt cho tim mạch, đẹp da, phòng bệnh tiểu đường. Nghêu kết hợp với bầu trong cùng một tô canh vừa mát, bổ, chữa ho, cảm cúm vừa kích thích vị giác, giúp ăn uống ngon miệng hơn.


6. Canh bí đao nấu gà rắc tiêu cay

Bí đao có tính mát, có thể chữa nhiều bệnh như: hen suyễn, ho gà, ngộ độc, ung thư họng, nổi nhọt,… Bí đao đặc biệt rất có công hiệu trong phòng và điều trị các bệnh liên quan đường hô hấp, ho, khạc đờm, đái tháo đường, phù tay chân khi mang thai, bệnh gan… Còn thịt gà thì bổ, ít chất béo no, vị ngọt, tính ấm, giúp bổ trung an thai, liền xương, ngừa tích nước trong người. Vì những tính chất trên nên món canh bí đao nấu thịt gà ăn vào rất bổ, giúp khí huyết dồi dào, lưu thông trơn tru. Thậm chí còn có thể phòng và chữa được các bệnh cảm sốt, bệnh đường hô hấp như ho, sổ mũi...

7. Canh rau cải cúc nấu lá lách

Mỗi lần mệt mỏi trong người, ăn không ngon miệng mà có món canh cải cúc tráng ruột tạm thời thì rất mau thèm ăn trở lại, người cũng khỏe khoắn hơn. Cải cúc chữa ho, cảm cúm rất tuyệt vời. Có thể nấu canh rau cải cúc với bất cứ thịt gì. Nhưng khi kết hợp cải cúc với lá lách có tác dụng chữa ho, bổ phế rất tốt.

8. Canh nấm nấu gừng

Nấm là món dễ nấu và còn giúp nước dùng trở nên rất ngọt. Bạn có thể mua bất cứ loại nấm nào mình thích về nấu canh chung với vài lát gừng. Ăn vào không chỉ bổ dưỡng mà còn ấm người, đỡ cảm, đỡ ho.

9. Canh sườn non củ cải trắng

Củ cải trắng giàu chất xơ, canxi, sắt, axit folic, choline, vitamin C, B3, magie, phốt pho, kali, natri… nên rất bổ máu cho phụ nữ mang thai và con nít. Theo Đông y, củ cải có vị cay ngọt, tính bình, có tác dụng lưu thông hơi thở, trừ đờm, hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu, tiêu thũng, giải độc. Nhờ đó, mẹ bầu, con nít ăn canh củ cải trắng sẽ trị được bệnh viêm khí phế quản, ho nhiều đờm, khản tiếng, nôn ra máu, chảy máu cam, đái tháo đường, kiết lỵ...

10. Nghệ, gừng

Củ nghệ, một loại gia vị kỳ diệu, đồng thời mang lại lợi ích vi diệu cho sức khỏe. Việc ăn nghệ hàng ngày sẽ giúp làm giảm độc tố ra khỏi cơ thể. Củ nghệ có thể ngăn ngừa và điều trị những bệnh nhiễm trùng và viêm. Đối với gừng bạn có thể dùng để giảm nhẹ tình trạng đau họng, cúm, cảm lạnh hoặc các cơn đau mạn tính. Dùng thường xuyên có thể giúp kiểm soát tình trạng cảm lạnh để bệnh không tiến triển nặng.

Mỗi một loại thức ăn khi được chuyển hóa vào cơ thể đều có tác dụng bổ sung những chất dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, thức ăn nào dù bổ đến đâu cũng không nên lạm dụng để ăn một thời gian dài vì sẽ dẫn đến nguy cơ thừa chất hoặc thiếu chất, thậm trí gây sự “sợ hãi” cho người ăn. Vì vậy, trong gia đình nên thường xuyên thay đổi các món ăn, đặc biệt là những món ăn giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể, phòng tránh bệnh tật.

Theo Tuệ Anh/Bảo Vệ Pháp Luật

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/tin-tuc/mon-an-tang-suc-de-khang-giam-nguy-co-nhiem-virus-corona-1336708.html)

Tin cùng nội dung

  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Gần đây, kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trong thời gian dài chứng minh rằng thức uống có cồn cũng góp phần làm tăng nguy cơ của nhóm ung thư vùng đầu cổ.
  • Bất chấp những tranh cãi về khả năng gây ung thư hoặc tác dụng phòng ngừa ung thư từ nhiều nghiên cứu, trà yerba mate vẫn tiếp tục được cho là thức uống sức khỏe và được bày bán trên thị trường Việt Nam với nhiều mẫu mã, hình thức và công dụng giúp giảm cân, phòng ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Những phát hiện trái ngược này dẫn tới những nghi vấn rằng mate là thức uống bổ dưỡng hay nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là ung thư đầu – cổ.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY