Ẩm thực hôm nay

Món ăn Thuốc từ rau chân vịt

Theo Đông y, rau chân vịt vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trường vị, có khả năng làm sáng mắt,
rau chân vịt có tên khoa học là Spinacia oleracea L. Chenopodiaceae, tên khác: cải bó xôi hay rau nhà chùa. Rau thuộc loài thực vật họ dền (Amaranthaceae), có lá xanh đậm, thường mọc thành chùm ở phía dưới gốc và có cuống nhỏ. Thân và lá rất giòn nên dễ gãy và dễ dập. Khi chế biến, để bảo toàn nguồn dinh dưỡng, nên nấu ở nhiệt độ vừa phải.

Theo Đông y, rau chân vịt vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trường vị, có khả năng làm sáng mắt, chữa bệnh quáng gà, phòng nhiệt miệng, viêm lợi, các bệnh đái tháo đường, trĩ và viêm bao tinh hoàn.

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy giá trị dinh dưỡng của rau chân vịt có tác dụng bổ huyết, tốt cho người thiếu máu, thiếu sắt, tốt cho hệ tiêu hóa. Ăn rau chân vịt thường xuyên làm giảm biến chứng đái tháo đường, ung thư tuyến tiền liệt, hạn chế béo phì, bảo vệ tim mạch và phòng chống các bệnh về mắt.

Dưới đây là một số món ăn bài Thuốc từ rau chân vịt để bạn đọc tham thảo và áp dụng:

Chữa mắt quáng gà, khô mắt: rau chân vịt tươi 500g, rửa sạch để ráo nước, cho vào máy xay sinh tố hoặc ép lấy nước uống.

Chữa bệnh trĩ, táo bón ở người cao tuổi: gạo tẻ nấu thành cháo, cháo chín cho rau chân vịt vào, thêm gia vị, ăn nóng.

Phòng ngừa tăng huyết áp, đau tức ngực, đại tiện táo kết: rau chân vịt tươi 200g, rau cần ta 200g, rửa sạch để cho ráo nước, chần qua nước nóng, trộn với gia vị, dầu vừng. Ngày ăn 2 lần.

Trị tiểu đường: rễ rau chân vịt 120g, kê nội kim 15g, thêm nước, sắc uống, ngày 2 - 3 lần.

Dưỡng huyết, nhuận phế, hạ huyết áp: rau chân vịt tươi 200g, hành tây vài lát, gừng tươi, tỏi, gia vị vừa đủ. Gừng thái chỉ, tỏi giã nhỏ, rau chân vịt rửa sạch, chần qua, thêm dầu vừng, gia vị trộn đều. Ngày ăn 2 lần.

Chữa rối loạn tiêu hóa (táo bón, kiết lỵ): rau chân vịt 150g, muối trắng 1/2 thìa café, nước 150ml, nấu còn 50ml uống 1 lần vào buổi trưa.

Tăng tiết dịch tụy mật, các tuyến nội tiết: rau chân vịt 300g, bầu dục 1 quả, gan bò 50g, hành tây 5 lát, thêm nước xâm xấp nấu chín, ăn cái, uống nước, chia ăn trong ngày. Ăn liền trong 15-20 ngày.

Thuốc bổ máu, nhuận tràng, thông tiện: tiết lợn 300g, luộc chín, cho rau chân vịt vào làm canh ăn trong ngày.

Lưu ý: Người bị sỏi thận, lao phổi, sôi bụng, lạnh bụng thận trọng không dùng rau chân vịt.

ThS. Nguyễn Ngọc Lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/mon-an-thuoc-tu-rau-chan-vit-n133752.html)

Chủ đề liên quan:

đông y rau chân vịt thanh nhiệt

Tin cùng nội dung

  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Rau dền là loại rau rất được ưa chuộng trong mùa hè vì có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, chúng có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì chúng có nhiều sterol, các acid béo không no.
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Xuất huyết là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch do mạch máu bị tổn thương hoặc do tính thấm thành mạch. Có thể là xuất huyết dưới da, xuất huyết dạ dày, chảy máu cam, chảy máu răng lợi, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, rong kinh,...
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Các loại trà dược có tác dụng thanh nhiệt, mát gan thường được người dân ưa dùng.
  • Theo Đông y, thạch cao vị ngọt, cay, tính rất hàn. Vào các kinh phế, vị và tam tiêu. Có tác dụng giải cơ, thanh nhiệt, trừ phiền chỉ khát. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh, sốt cao, kích ứng vật vã, miệng khô, khát nước, đau răng, loét miệng...
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY