Ẩm thực hôm nay

Món Tết độc đáo của người Hoa: Bánh củ cải thanh mát, chống ngán

Bánh củ cải là một trong những món bánh truyền thống của người Hoa trong dịp lễ, tết. Trong tiếng Tiều Châu, củ cải có phát âm giống với may mắn.

Trong những ngày tết, người tiều châu ở chợ lớn khi đã ngán các loại thịt cá, giò chả… thì bánh củ cải là món ăn chống ngán khá thích hợp. bánh củ cải có vị thanh mát của củ cải nên không bị ngán và lạ miệng.

Nguyên liệu làm bánh củ cải khá đơn giản, chỉ có củ cải trắng, bột gạo và một ít bột há cảo. củ cải sau khi bào sợi, xào sơ rồi trộn với hỗn hợp bột. sau đó cho vào khuôn hấp chín. đây cũng là bí quyết giúp bánh không bị cứng. bánh củ cải đạt chuẩn phải có vị thơm của củ cải quyện cùng bột, bánh có độ mềm, mịn, mặt bánh bóng.

Ở sài gòn, tùy theo khẩu vị, có người thêm đậu phộng, tôm khô, nấm đông cô và thịt ba rọi. có nơi lại cho thêm lạp xưởng, ngũ vị hương vào bánh. còn bánh củ cải của người hoa ở sóc trăng có dạng viên tròn, có tôm khô, thịt ba rọi và cần tây.

Bánh củ cải lúc mới hấp xong, cắt ra ăn liền. nếu ăn không hết, có thể trữ bánh trong tủ lạnh. khi nào muốn ăn thì cắt lát chiên, đập trứng phủ lên, cho thêm hành lá cắt nhuyễn, rắc chút tiêu.

Bánh củ cải chiên giống như món bột chiên có bán trên khắp khu người hoa nhưng có hương thơm và vị ngon đặc sắc hơn. xúc bánh ra dĩa, cho tương ớt phía trên, xịt thêm chút nước tương. bánh vừa thơm vừa giòn, ăn còn ngon hơn cả lúc mới hấp xong.

Bột gạo mềm hòa quyện với củ cải sần sật, ăn vào thật “đã” miệng. có người lại thích ăn bánh củ cải theo kiểu bánh xèo. chiên bánh, cuốn với cải xà lách, rau thơm, chấm với nước mắm chua ngọt, cũng ngon không kém.

Nếu không biết làm, có thể mua bánh củ cải ở chợ hoặc một số tiệm bán điểm tâm và trên mạng. có nơi bán bánh theo miếng nhỏ tầm 100g, giá từ 7.000 – 10.000 đồng. có nơi bán theo ổ 500gr hoặc một ký, giá từ 40.000 – 120.000 đồng/ổ.

Bánh củ cải thường được hấp trong khuôn hình tròn hoặc vo viên tròn có ý nghĩa đoàn viên, viên mãn. bánh chín, mùi củ cải, tôm khô, nấm đông cô… quyện vào nhau lan toả khắp nhà. mỗi lần ngửi mùi bánh củ cải có cảm giác như đang ngửi mùi tết.

Bánh củ cải – món bánh chống ngán ngày tết lại mang ý nghĩa may mắn, đoàn viên, gửi gắm mong ước tốt đẹp trong năm mới.

Hàng ngàn chậu củ cải hồng phát “độc, lạ” của 8x miền Tây

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/doi-song/mon-tet-doc-dao-cua-nguoi-hoa-banh-cu-cai-thanh-mat-chong-ngan-1157459.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi có nghe nói BV Hoàn Mỹ Sài Gòn sẽ tổ chức khám phụ khoa miễn phí vào ngày 8/3 không Mangyte? Nghe bạn bè chia sẻ nhưng chưa biết lịch khám cụ thể thế nào. Kính mong Mangyte cho tôi biết thông tin cụ thể được không ạ? Xin cảm ơn. (Đặng Diễm Hường - TPHCM)
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Không chỉ là thực phẩm phổ biến trong mùa thu - đông, củ cải trắng còn là một vị Thu*c chữa bệnh. Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát, củ cải nấu chín có vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị, có công dụng chữa một số bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu,…
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY