Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Móng giòn, dễ gãy: Bổ sung gì?

Móng giòn dễ gãy là một tình trạng đặc trưng bởi sự phân tách và phá vỡ các lớp protein tạo nên móng.
Nguyên nhân thường do các thương tích, nhiễm khuẩn, chất độc, bệnh tật hoặc các loại Thu*c khác nhau. Thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Tuy nhiên, thiếu hụt vitamin và các chất dinh dưỡng cũng có thể gây ra móng giòn dễ gãy, vỡ và lột các lớp của móng.

Thiếu hụt vitamin và chất dinh dưỡng gây ra móng giòn dễ gãy

Để có được móng khỏe mạnh, cần có đủ dinh dưỡng. Sự thiếu hụt vitamin A ảnh hưởng đến móng và làm cho móng dễ gãy, do vitamin A giúp cơ thể vận chuyển protein. Protein là thành phần cấu thành chính của móng.

Thiếu vitamin B cũng có thể dẫn đến các vấn đề về móng. Biotin, vitamin B12 và vitamin B7 làm cho móng khỏe hơn, ngăn ngừa móng khỏi khô, chuyển màu tối và uốn cong ở đầu móng.

Vitamin C là vitamin thiết yếu để sản xuất collagen, một thành phần rất quan trọng của móng tay và tóc. Nếu thiếu nó sẽ làm chậm sự phát triển của móng và tóc.

Thiếu vitamin D dẫn đến sự hấp thu canxi kém, cuối cùng dẫn đến móng dễ gãy.

Các chất dinh dưỡng cần thiết khác bao gồm axit béo cần thiết, kẽm, protein, axit clohydric, đồng, canxi, sắt, iốt và selenium. Nếu chế độ ăn uống không đủ các chất dinh dưỡng này, móng sẽ bị giòn dễ gãy.

Ăn gì tốt cho móng?

Sữa chua: Sữa chua không những giàu protein mà nó còn chứa các chất dinh dưỡng quan trọng khác cho sức khỏe của móng như biotin, canxi, sắt, magiê, kali và vitamin D. Sữa chua nên có mặt trong chế độ ăn hàng ngày của bạn.

Trứng: Trứng rất giàu biotin, vitamin D, vitamin E, protein, selen, sắt, chất béo omega 3 và các chất dinh dưỡng khác. Bổ sung trứng trong thực đơn sẽ giúp móng khỏe.

Cá: Cá giàu protein giúp cung cấp keratin và collagen, hai hợp chất cần thiết cho móng. Có thể chọn bất kỳ cá gì bạn muốn, cá trắng, cá ngừ, tôm, cua, cá hồi... Nên ăn cá 3 lần một tuần.

Rau lá xanh: Đối với móng dễ gãy, thiếu vitamin có thể là thủ phạm. Rau lá xanh giàu vitamin A, vitamin B, vitamin E, biotin, kẽm, kali, magiê và đồng. Tích cực ăn rau lá xanh chắc chắn sẽ lợi cho sức khỏe của móng.

Các loại hạt: hạnh nhân, hướng dương, óc chó, hạt bí, đậu... rất giàu selen, biotin, đồng, kẽm, magiê, mangan, vitamin E và protein, rất quan trọng đối với sức khỏe của móng. Móng, tóc và da sẽ được cải thiện bởi những thực phẩm này.

Ngoài ra có thể dùng một số biện pháp tự nhiên sẽ giúp bạn phòng ngừa móng dễ gãy như sử dụng dầu dừa để dưỡng ẩm, ngâm tay trong dung dịch giấm táo và nước ấm hoặc nước ép chanh pha cùng dầu ô liu từ 10 - 20 phút. Sau đó rửa sạch móng bằng nước ấm, lau khô, mát-xa nhẹ nhàng. Nên lặp lại cách làm này trong khoảng một tháng, hai lần mỗi ngày để có móng khỏe mạnh.

Tóm lại, bạn cần đảm bảo chế độ ăn uống bao gồm đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp cho móng khỏe mạnh. Tuy nhiên, ngoài các chất dinh dưỡng và các cách tăng cường cho sức khỏe của móng như đã đề cập ở trên, cần trao đổi thêm với bác sĩ mỗi khi tình trạng móng giòn dễ gãy không khắc phục được trong thời gian dài, có thể bác sĩ sẽ giúp bạn phát hiện sớm những căn bệnh tiềm ẩn, là nguyên nhân chính gây ra móng gãy để điều trị triệt căn.

BS. Thanh Hoài

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/mong-gion-de-gay-bo-sung-gi-n133819.html)

Chủ đề liên quan:

bổ sung dinh dưỡng móng tay

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY