12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Mong manh như động mạch vành

Mới đây, tại khoa Cấp cứu-Can thiệp Tim mạch, Bệnh viện TW Huế đã tiến hành cấp cứu và can thiệp bằng kỹ thuật tiên tiến là nông và đặt stent động mạch vành, cứu sống bệnh nhân Nguyễn Văn Liên bị nhồi máu cơ tim.

Ông Liêm đã ngoài 60 tuổi, đến Huế làm việc và đã phải nhập viện cấp cứu với triệu chứng đau vùng bụng. Sau khi khám, các bác sĩ đã chẩn đoán ông Liêm bị nhồi máu cơ tim. Khi làm các xét nghiệm bổ sung, các bác sĩ đã xác định bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp do tắc nghẽn mạch vành. Sau khi xác định được nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim của ông Liên, các bác sĩ đã giải thích tình trạng bệnh và chỉ định phải can thiệp, nông và đặt stent mới giải quyết triệt để căn bệnh.

Theo các bác sĩ ông Liêm bị hẹp khít mạch vành bên phải ở hai đoạn và sắp bị tắc nghẽn, nếu không được can thiệt sớm sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Sau khi tiến hành nông và đặt stent động mạch vành cho ông Liêm, chỉ sau một thời gian ngắn ông đã hết triệu chứng và hoàn toàn bình phục.

Vì sao mong manh?

Theo PGS.TS Đoàn Văn Đệ (Chủ nhiệm bộ môn Tim -thận- khớp- nội tiết, Học viện Quân y, Viện 103): Bệnh động mạch vành (còn gọi là bệnh tim mạch vành, bệnh tim do xơ vữa động mạch, bệnh tim thiếu máu cục bộ) là những mạch máu chạy quanh trái tim để nuôi cơ quan này. Do mạch máu vành tim bị nghẽn đưa đến tình trạng cơ tim bị thiếu dưỡng khí. Đó là sự thiếu máu cục bộ cơ tim và người bệnh sẽ có những cơn đau thắt tim. Nếu động mạch bị nghẽn vĩnh viễn thì cơn suy tim sẽ xảy ra vì nhồi máu cơ tim và tế bào tim bị tiêu hủy.

Bệnh nhân bị bệnh này sẽ xuất hiện các triệu chứng như: xơ cứng, hẹp, máu không thông suốt… dẫn đến đau thắt cơ tim, nhồi máu cơ tim. Sự biểu hiện của chứng bệnh tim mạch vành là đau ở giữa lồng ngực, có thể lan tỏa đến cổ, cằm, bắp tay, sau lưng và dạ dày. Giống như trường hợp của ông Liêm ở trên.

Khi phát bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác, ví dụ như chóng mặt, hơi thở ngắn, ra mồ hôi, run, buồn nôn và bị ngất. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong bởi suy tim. Cũng có những trường hợp bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim mà không có triệu chứng đau ngực. Những trường hợp đó gọi là thiếu máu cơ tim yên lặng. Trong trường hợp này bệnh nhân có thể có biểu hiện như hở van hai lá, suy tim, rối loạn nhịp tim…

Mắc bệnh động mạnh vành do đâu?

Theo Theo PGS.TS Đoàn Văn Đệ thì một số nguyên nhân sau là thủ phạm gây ra bệnh động mạch vành:

- Do độ tuổi: Bệnh động mạch vành thường phát khởi ở người 40 tuổi trở lên và khoảng 82% người tử vong vì bệnh mạch vành tim là từ 65 trở lên. Những người lao động trí óc nhiều, tỷ lệ nam mắc nhiều hơn nữ. Phần lớn người có tiền sử gia đình mạnh về bệnh tim có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ khác nữa.

- Hút thuốc lá: Người hút thuốc lá có nguy cơ tử vong vì bệnh mạch vành gấp 2-3 lần người không hút thuốc. Hút thuốc lá cũng tác động cùng với các yếu tố nguy cơ khác để làm tăng thêm nguy cơ mắc mệnh mạch vành tim.

- Cholesterol trong máu cao: Khi cholesterol máu tăng, nguy cơ mắc bệnh mạch vành tim cũng tăng theo. Mức cholesterol có thể thay đổi dưới tác động của tuổi tác, giới tính, tiền sử sức khỏe gia đình và chế độ ăn uống…

- Cao huyết áp: Huyết áp cao làm tăng tải lên tim, làm vách tim dày lên và trở nên cứng hơn. Nó cũng làm tăng nguy cơ của bạn bị đột quỵ, đau tim, suy thận và suy tim sung huyết.

- Thừa cân: Người có lượng mỡ trong cơ thể quá mức, đặc biệt nếu tích mỡ quá nhiều vùng bụng- dễ bị bệnh tim và đột quỵ ngay cả khi không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào khác.

- Đái tháo đường: làm tăng nguy cơ phát bệnh tim mạch, ngay cả khi nồng độ glucose được kiểm soát cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ, nhưng các nguy cơ này thậm chí còn cao hơn nữa nếu đường huyết không được kiểm soát tốt.

- Hoạt động thể chất: Lối sống ít vận động là một yếu tố nguy cơ mắc bệnh mạch vành tim. Hoạt động thể chất thường xuyên với cường độ vận động từ vừa đến nặng giúp phòng ngừa bệnh tim mạch.

Điều trị bệnh động mạch vành bằng 3 phương pháp

Hiện tại có 3 phương pháp điều trị bệnh động mach vành:

1. Dùng thuốc:

- Điều trị các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành để bệnh không tiến triển nặng thêm: điều trị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, bỏ hút thuốc lá, giảm cân, thay đổi lối sống…

- Điều trị phòng ngừa nhồi máu cơ tim cấp: dùng các loại thuốc kháng kết dính tiểu cầu để phòng ngừa đông máu gây tắc mạch vành: Aspirin, Clopidogrel…

- Điều trị chống cơn đau thắt ngực bằng các loại thuốc dãn mạch.

2. Điều trị can thiệp

- Dùng cho các trường hợp đau ngực do thiếu máu cơ tim mà ít hoặc không đáp ứng với thuốc điều trị nội khoa.

- Dùng cho các trường hợp bị đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim cấp.

3. Điều trị phẫu thuật bắc cầu

- Dùng cho các trường hợp động mạch vành bị tổn thương nhiều chổ, tổn thương kéo dài… cho các trường hợp mà can thiệp động mạch vành không thể can thiệp được.

- Đây là một cuộc mổ lớn, dùng các mạch máu khác của ngay chính bản thân bệnh nhân để làm cầu nối qua chỗ động mạch vành bị hẹp.

Chẩn đoán bệnh

Bệnh nhân có thể chẩn đoán bệnh mạch vành bằng các cách:

- Chẩn đoán thiếu máu cơ tim dựa vào việc khai thác triệu chứng đau ngực của bệnh nhân.

- Chẩn đoán dựa vào điện tâm đồ.

- Siêu âm tim.

- Điện tâm đồ và siêu âm tim lúc gắng sức.

- Xạ hình tưới máu cơ tim.

- Chụp động mạch vành chọn lọc, cản quang.

- Chụp CT đa lớp cắt…

* Nhân vật trong bài viết đã được đổi tên

D.N

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/mong-manh-nhu-dong-mach-vanh-16608/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY