Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Một số bài Thuốc trị bệnh đường hô hấp ở trẻ

Bệnh lý đường hô hấp ở trẻ em là hết sức thường gặp, phức tạp và dễ gây biến chứng, thậm chí có thể Tu vong.

Có thể kể ra những căn bệnh chính như viêm trên, viêm khí phế quản cấp tính, viêm phổi… Với những tiến bộ khoa học y học vượt bậc, tây y đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc phòng chống bệnh lý cho trẻ. Tuy nhiên, đông y vẫn có một vai trò quan trọng trên cơ sở thực hành phương thức biện chứng luận trị cơ bản.

Viêm trên cấp tính không phải là một bệnh đơn lẻ mà là tổng hợp các bệnh do bị cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản... với triệu chứng dễ nhận biết như sốt cao, hắt hơi sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát họng, ho

Biểu hiện: sợ lạnh, không ra mồ hôi, đau đầu, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa họng, ho, không sốt hoặc sốt nhẹ, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch khẩn.

Phép chữa: Tân ôn giải biểu, tuyên phế tán hàn

Bài Thuốc: Tô kiều giải biểu thang gồm các vị: tô diệp 6g, kinh giới 6g (cho sau), phòng phong 6g, kim ngân hoa 10g, liên kiều 10g, cát cánh 8g, tiền hồ 8g, cam thảo 3g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Biểu hiện: phát sốt, ra mồ hôi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, đau mình mẩy, hầu họng đỏ đau, ho khạc đờm vàng, mặt đỏ, họng khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.

Phép chữa: tân lương giải biểu, tuyên phế chỉ khái lợi hầu.

Bài Thuốc: (1) Nếu họng đau nhiều, sốt cao dùng bài Liên kiều tán gia giảm gồm: liên kiều 10g, kim ngân hoa 10g, cát cánh 8g, bạc hà 5g, trúc nhự 6g, kinh giới 6g (cho sau), đạm đậu xị 6g, ngưu bàng tử 5g, cam thảo 5g, bản lam căn 10g, hoàng cầm 7g, sắc uống mỗi ngày 1 thang. (2) Nếu ho nhiều, dùng bài Tang cúc ẩm gia giảm gồm: tang diệp 10g, cúc hoa 10g, liên kiều 10g, hạnh nhân 8g, cát cánh 8g, bạc hà 5g (cho sau), cam thảo 3g, bản lam căn 10g, hoàng cầm 7g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Viêm khí phế quản cấp tính thuộc phạm vi chứng khái thấu thường do phong hàn và phong nhiệt gây nên. Chẩn trị cụ thể như sau:

Biểu hiện: ho nhiều, khạc đờm trong loãng, chảy nước mũi trong, sợ lạnh, không vã mồ hôi, sốt, đau đầu, ngứa họng, mình mẩy đau nhức nặng nề, chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch nhu khẩn.

Phép chữa: sơ phong tán hàn, tuyên phế chỉ khái, hóa đàm

Bài Thuốc: Dùng bài Chỉ khái tán gia giảm gồm: tử uyển 8g, cát cánh 8g, bạch tiền 8g, bách bộ 10g, kinh giới 6g (cho sau), trần bì 3g, bán hạ chế 8g, ma hoàng 3g, hạnh nhân 8g, cam thảo 3g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Biểu hiện: phát sốt, ho tiếng nặng, đờm nhiều vàng dính và khó khạc, miệng khô họng đau, mồ hôi dâm dấp, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.

Phép chữa: sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế chỉ khái

Bài Thuốc: Dùng bài Tang cúc ẩm hợp với bài Ma hạnh thạch cam thang gia giảm gồm các vị: ma hoàng 3g, thạch cao 18g, hạnh nhân 8g, cam thảo 5g, hoàng cầm 8g, liên kiều 10g, cát cánh 8g, qua lâu nhân 10g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Viêm phổi thuộc phạm vi các chứng như phong ôn, khái suyễn, mã tỳ phong... với nguyên nhân là do chính khí suy nhược, công năng tạng phủ rối loạn khiến tà khí bên ngoài xâm nhập sâu vào phần “lý” (bên trong) mà gây thành bệnh.

Biểu hiện: phát sốt, ho, khó thở, khạc đờm trắng loãng, không có mồ hôi, không khát, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn hoặc phù sác.

Phép chữa: tân ôn giải biểu, tuyên phế hóa đàm.

Bài Thuốc: Dùng bài Tam ảo thang gia giảm gồm: ma hoàng 3g, hạnh nhân 8g, trần bì 3g, bán hạ chế 8g, kinh giới tuệ 6g (cho sau), bạch giới tử 8g, lai phục tử 10g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Biểu hiện: sốt cao, ho nhiều, khó thở, vã mồ hôi, miệng khát, ngực đau, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch sác.

Phép chữa: tân lương giải biểu, tuyên phế hóa đàm

Bài Thuốc: Dùng bài Ma lâu thang gia giảm gồm: ma hoàng 3g, hạnh nhân 8g, thạch cao 12g, cam thảo 5g, qua lâu nhân 10g, lai phục tử 10g, hoàng cầm 10g, liên kiều 10g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Biểu hiện: ho và khó thở nhiều, tắc mũi, sốt cao, vã mồ hôi, phiền khát, đau ngực, môi miệng xanh tím, đờm vàng dính, lưỡi đỏ, rêu vàng khô, mạch sác.

Phép chữa: thanh nhiệt giải biểu, tuyên phế bình suyễn.

Bài Thuốc: Dùng bài Ngũ hổ thang hợp với Tam hoàng thạch cao thang gia giảm gồm các vị: ma hoàng 3g, hạnh nhân 8g, thạch cao 12g, cam thảo 5g, hoàng cầm 10g, hoàng liên 3, ngưu bàng tử 6g, lai phục tử 10g, tang bạch bì 10g, hoàng bá 8g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Biểu hiện: ho và khó thở nhiều, sốt cao, môi khô miệng khát, khạc đờm nhiều màu vàng và dính, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu vàng dính, mạch khẩn sác.

Phép chữa: thanh nhiệt tuyên phế, dục đàm bình suyễn

Bài Thuốc: Dùng bài Ma hạnh thạch cam thang hợp với Đình lịch đại táo tả phế thang gia giảm gồm: ma hoàng 3g, hạnh nhân 8g, thạch cao 15g, cam thảo 5g, ngư tinh thảo 15g, ngưu bàng tử 6g, thiên trúc hoàng 8g, tang bạch bì 10g, hầu táo tán 1g (uống cùng nước Thuốc sắc), sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống thêm trúc lịch lượng vừa đủ.

Liên kiều trong bài Thuốc Liên kiều tán gia giảm tuyên phế, lợi hầu.

BS. Khánh Mai

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/mot-so-bai-thuoc-tri-benh-duong-ho-hap-o-tre-n155879.html)

Tin cùng nội dung

  • Loét dạ dày - tá tràng là bệnh phổ biến, thường gặp ở nước ta cũng như trên thế giới, bệnh do sự phá huỷ làm mất lớp niêm mạc dạ dày hành tá tràng.
  • Tôi bị kiết lỵ đã mấy tuần nay, đau bụng, mót rặn và đi đại tiện phân có nhầy máu. Tôi đã dùng Thu*c uống nhưng không khỏi.
  • Bài Thuốc này có nguồn gốc từ Trung Quốc, được dòng họ Lý mang sang Việt Nam, và ngày nay, chỉ còn một chân truyền duy nhất là ông Lý Văn Sèng ở Hà Giang.
  • Chào Mangyte, xin vui lòng có thể cung cấp cho tôi giá phòng/ngày của BV điều dưỡng - Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp được không? Ở BV này áp dụng chung cho các khoa hay mỗi khoa một đơn giá khác nhau? Xin chân thành cảm ơn.
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Cúm là bệnh viêm cấp tính đường hô hấp do virut. Bệnh mang tính lây truyền, rất dễ phát thành dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY