Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Mủ lan rộng toàn bộ cánh tay bệnh nhi 4 tuổi do đắp Thuốc lá khi bị chấn thương

Bệnh viện Nhi Đồng 2 vừa tiếp nhận và điều trị thành công 1 trường hợp tụ mủ lan rộng toàn bộ vùng khớp vai và cánh tay trái sau đắp Thuốc lá do chấn thương.

Theo thông tin từ Khoa chấn thương chỉnh hình, bệnh viện Nhi Đồng 2 cho hay, bệnh nhi K.B, 4 tuổi, người dân tộc, nhập viện trong tình trạng sốt và sưng bóng cánh tay trái sau đắp Thuốc lá. Nhận định đây là 1 trường hợp nặng do viêm mô tế bào gây chèn ép khoang nên ekip trực đã nhanh chóng điều trị kháng sinh và phẫu thuật cho bé.

Khi rạch giải áp thì đúng như tiên đoán, rất nhiều mủ trào ra từ cánh tay bé, và bất ngờ hơn, ổ mủ không chỉ ở cánh tay mà lan tràn lên tận khớp vai và xuống tới mu tay của bé, tức là tụ mủ toàn bộ khớp vai và hết cánh tay trái của bé, mủ vàng đặc, hôi, nằm xen kẽ và làm mủn vụn hết các lớp cân cơ, làm phù nề các mạch máu và thần kinh lớn.

Ekip mổ đã phải rạch 1 đường dài toàn bộ cánh tay của bé để giải áp và để hở vết mổ để bơm rửa sạch ổ mủ. Những ngày tiếp theo bé đã được điều trị kháng sinh tĩnh mạch, điều trị vấn đề suy thận sau đó do tình trạng nhiễm trùng làm tổn thương đa cơ quan và khâu da vết mổ lại.

Sau gần 1 tháng điều trị tích cực, hiện bé đã ổn định và được xuất viện. Tuy nhiên vấn đề di chứng tổn thương thần kinh và ảnh hưởng vận động cánh tay bé là khó hồi phục. Qua khai thác bệnh sử, người nhà cho hay bé bị té đau tay, có bó bột, gỡ bột và đắp Thuốc lá cho mau lành. Do đó, trường hợp này là điển hình của một tình trạng viêm mô tế bào phần mềm do các vi khuẩn hoặc từ da của bé, hoặc từ những tạp chất có lẫn trong các Thuốc lá cây mà người nhà đắp lên da gây nên.

Tùy mức độ nhiễm trùng mà biến chứng đưa đến có thể nặng hay nhẹ, thậm chí Tu vong nếu tình trạng nhiễm trùng lan tỏa không kiểm soát được. 

Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo với các trường hợp chấn thương phần mềm đơn thuần, người nhà chỉ nên kê cao chân cho bé 20-30cm, có thể băng ép nhẹ và chườm nước lạnh chỗ sưng cho bé. Nếu bé đau nhiều thì có thể uống thêm Thuốc giảm đau, kháng viêm; nếu diễn tiến không giảm thì nên đưa bé đi khám để được điều trị đúng cách; không nên bó các loại Thuốc không rõ loại vì có những tạp chất có thể thấm qua da, mang theo vi trùng và gây ra hậu quả khôn lường.

Phong Linh

Mạng Y Tế
Nguồn: Người đưa tin (https://www.nguoiduatin.vn/mu-lan-rong-toan-bo-canh-tay-benh-nhi-4-tuoi-do-dap-thuoc-la-khi-bi-chan-thuong-a470075.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Mangyte ơi, em vừa mới bị T*i n*n giao thông khi đi du lịch, bị gãy chân và xây xát nhiều nơi. Em đã bó bột ở bệnh viện nơi em du lịch rồi. Bệnh viện gần nhà em nhất là bệnh viện 175, nên em định đến đó điều trị và theo dõi tiếp. Không biết giá cả như thế nào? Mangyte giúp em với. Em cảm ơn rất nhiều! (Minh Châu - TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mỗi lần đến các bệnh viện khám em đều rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu, cò mồi lại nhiều thường hay lôi kéo làm em càng thêm lo lắng. Nhờ bạn bè em được biết Mangyte có tư vấn về các dịch vụ tại các bệnh viện nên em kính mong Mangyte tư vấn giúp em một vấn đề sau.
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Dãn hoặc rách dây chằng chéo trước là một trong những chấn thương phổ biến nhất ở vùng đầu gối.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Niềm vui và nụ cười nở nhiều hơn trên môi những bệnh nhi ung thư của viện Nhi Trung ương khi được nhận quà Tết từ tay Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều ngày 6/2.
  • Chấn thương đầu là do sự va chạm ở đầu mà trẻ em hầu như đều gặp phải. Nhưng hầu hết là chấn thương đầu nhẹ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY