Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Mùa Đông bị cước chân, tay: Chuyên gia mách cách phòng ngừa?

Mùa Đông đến, thời tiết rét đậm rét hại, chân tay thường bị sưng đỏ, ngứa, đau và khó chịu. Đây là hiện tượng dị ứng tạm thời, dân gian gọi là cước chân tay.

Cước là loại bệnh dễ xuất hiện vào mùa đông do nhiệt độ thấp, môi trường lạnh giá, ảnh hưởng đến các vùng da.theo đông y, nguyên nhân dẫn tới cước là do khí độc ở ngoài xâm nhập vào cơ thể. các loại khí độc này là hàn (lạnh) và thấp (ẩm ướt) khí.

Bên cạnh đó, khi cơ thể không được giữ ấm và phải tiếp xúc với cái lạnh lâu, các mạch máu sẽ co lại, làm cho quá trình lưu thông tuần hoàn máu diễn ra chậm, dẫn đến lượng ôxy cần thiết không đủ cho các tế bào hoạt động. Hoặc khi cơ thể được làm ấm đột ngột, mạch máu ngoại vi sẽ bị vỡ ra làm cho vùng da này tổn thương.

Biểu hiện bệnh cước là các ngón tay, chân, gót chân; bắp chân đến đầu gối, khớp đau buốt. bệnh xuất hiện chủ yếu ở người lao động trong môi trường tiếp xúc với nước lạnh.

Cước khiến đầu ngón chân, tay, các khớp xưng đỏ, nhức, ngứa... Ảnh minh họa

Các bác sĩ khuyến cáo, để tránh cước vào mùa đông, cần giữ ấm cơ thể. khi đi ra ngoài, nên mang đầy đủ tất và găng tay len khi đi ra ngoài, không để tay chân bị lạnh thời gian dài để tránh gây tổn thương cho da dẫn đến nhiễm bệnh.

Hạn chế tiếp xúc với nước lạnh như giặt đồ, rửa chén đĩa... quá lâu hoặc có thể dùng găng tay để ngăn chặn sự tiếp xúc da tay với nước lạnh. Buổi tối ngâm tay chân vào nước ấm khoảng 5 - 10 phút sẽ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh.

Bổ sung nhiều nước cho cơ thể vào mùa đông cũng là cách phòng ngừa bệnh ngứa chân, tay vào mùa đông. vì vào mùa đông, thời tiết khô, cơ thể con người mất khá nhiều nước nên cần có một lượng nước để duy trì và giữ độ ẩm cho da.

Mùa lạnh, bàn tay không được bảo vệ cũng dễ bị cước. Ảnh minh họa

Thường xuyên luyện tập thể dục giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Trước khi đi ngủ nên ngâm chân tay vào nước ấm pha gừng, khoảng 15-30 phút. Hạn chế uống nhiều rượu bia, Thu*c lá. Khi bị cước, không nên gãi mạnh để tránh lở loét trên bề mặt da dẫn đến nhiễm trùng.

Khi bị cước, nên dùng các bài Thu*c dân gian như: lá lốt đun với nước, muối ngâm chân tay; dùng gừng tươi thái mỏng xát lên vùng cước mỗi ngày.

Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến cáo, khi bị cước, bạn không nên dùng các loại thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, thịt gà, thịt vịt, rượu, bia… vì chúng làm chỗ phát cước sưng ngứa nhiều hơn.

Theo Triệu Vy/VietQ

Link bài gốc Lấy link

http://vietq.vn/mua-dong-bi-cuoc-chan-tay-chuyen-gia-mach-cach-phong-ngua-d152323.html

Theo Triệu Vy/VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/mua-dong-bi-cuoc-chan-tay-chuyen-gia-mach-cach-phong-ngua/20201227085025484)

Tin cùng nội dung

  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Viêm khớp có thể do chấn thương; do sử dụng quá mức ổ khớp; do bệnh lý hoặc do tuổi già (lão hóa)... Thường người bệnh có các triệu chứng như: sưng, đỏ, nóng, đau, cứng khớp và giới hạn biên độ hoạt động của khớp.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY