Khoa học hôm nay

Muỗi tìm kiếm mục tiêu để đốt bằng cách nào?

Một nghiên cứu mới hé lộ, các con muỗi lần ra mục tiêu nào đó để đốt bằng cách sử dụng chuỗi 3 dấu hiệu: mùi, sau đó là hình ảnh và cuối cùng là nhiệt nóng.


Ảnh minh họa

Các nhà sinh vật học đã ghi lại chuyển động của những con muỗi đói bên trong một ống gió. những con côn trùng này ngay lập tức bị hút về luồng khí co2, vốn rất giống hơi thở của người. sau khi ngửi khí này, chúng cũng nhắm thẳng đến một điểm đen. cuối cùng, ở các khoảng cách ngắn hơn, những con muỗi còn bị hút về phía hơi ấm.

Khám phá trên đã củng cố thêm bằng chứng trước đó rằng, mùi là dấu hiệu chủ yếu để các con muỗi phát hiện ra con mồi tiếp theo. chẳng hạn như, mùi cơ thể có khả năng quyết định đến cách chúng chọn đốt người này thay vì người khác.

Tuy nhiên, muỗi đặc biệt giỏi đánh hơi co2, vốn có nồng độ cao trong hơi thở của các động vật mà chúng hút máu, chẳng hạn như con người. các con muỗi cũng có thể tiến về phía không khí thở ra, có mùi ôi từ cách xa tới 50 mét.

Chúng ta cũng biết rằng, nhiệt nóng và hình ảnh có thể là các yếu tố quan trọng thu hút những côn trùng hút máu, nhưng nghiên cứu mới là công trình đầu tiên làm rõ vai trò cụ thể của cả 3 dấu hiệu nói trên.

"chúng tôi đã có thể đưa ra một giả thuyết thuyết phục về cách tất cả các giác quan này cùng phối hợp ở muỗi để tìm ra con người", tiến sĩ floris van breugel, người đứng đầu nghiên cứu đến từ viện công nghệ california, nhấn mạnh.

Chìa khóa cho các thử nghiệm là phân tách các kích thích khác nhau: mùi, hình ảnh và nhiệt nóng. chúng được biểu thị bằng một luồng khí co2, một điểm đen trên sàn ống gió và một chiếc đĩa thủy tinh đun nóng nhưng bị che khuất lấp. nhóm nghiên cứu đã có thể quan sát phản ứng của các con muỗi đối với từng kích thích.

Chẳng hạn như, nếu các con côn trùng được nhử bằng một đốm đen trong một ống gió trống rỗng, chúng sẽ bỏ qua nó. nhưng nếu ống gió có chứa luồng khí co2, chúng sẽ đánh hơi ra và sau đó đổ xô tới chỗ kích thích hình ảnh. tiến sĩ michael dickinson, một thành viên nhóm nghiên cứu giải thích, các con muỗi chỉ chú sy tới các đặc điểm hình ảnh sau khi chúng phát hiện một mùi ám chỉ sự tồn tại của con mồi gần đó. điều này giúp đảm bảo rằng, chúng không lãng phí thời gian điều tra các mục tiêu giả như đá hoặc cây cối.

Rốt cuộc, các chuyên gia đã nắm được chiến lược săn mồi 3 giai đoạn của muỗi: từ khoảng cách 10 - 50 mét, chúng sử dụng khứu giác, đặc biệt là dựa vào khí co2. nếu bị kích thích trước một mùi nào đó, các con muỗi sẽ tiến về thứ có hình ảnh thú vị trong phạm vi 5 - 15 mét. khi trong phạm vi 1 mét với mục tiêu tiềm năng, chúng tập trung vào sức nóng của cơ thể.

Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh, chiến lược săn mồi trên của muỗi rất hiệu quả và rất khó để thoát khỏi chúng. dẫu vậy, chúng ta vẫn có thể phòng tránh nguy cơ bị muỗi đốt bằng cách khử co2 trong hơi thở ra và gây lẫn lộn hình ảnh bằng cách hòa trộn vào đám đông ăn mặc tương phản cao.

1

Theo Tuấn Anh/Vietnamnet

Link bài gốc Lấy link

https://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/muoi-tim-kiem-muc-tieu-de-dot-cach-nao-251179.html

Theo Tuấn Anh/Vietnamnet

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/muoi-tim-kiem-muc-tieu-de-dot-bang-cach-nao/20210206034940673)

Chủ đề liên quan:

côn trùng động vật mục tiêu muỗi

Tin cùng nội dung

  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Côn trùng cắn để lại những vết thương nhỏ nhưng chúng có thể khiến bạn Tu vong nhanh chóng khi không xử lý kịp thời.
  • Mới đây, BVĐK tỉnh Bình Định tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Xuân Hồng (46 tuổi) bị côn trùng lạ bay vào tai trái. Tại đây, các bác sĩ đã nhanh chóng nội soi, gắp ra.
  • Nếu can thiệp đúng và sớm ngay sau khi bị côn trùng đốt sẽ hạn chế được những biến chứng xấu, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng do nọc độc côn trùng gây ra.
  • Nhỏ oxy già hoặc nước ấm ngay sau khi bị côn trùng chui vào tai có thể giúp lấy được chúng ra khỏi tai.
  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY