Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Muốn biết con có bị lạnh hay không, mẹ cứ sờ vào 2 bộ phận này

Nếu thấy những khu vực trên cơ thể trẻ mát hơn bình thường nghĩa là con đang bị lạnh.

Trong những ngày đầu tiên, thân nhiệt của các bé chưa ổn định. Trẻ rất dễ rơi vào tình trạng quá nóng hay quá lạnh. Do đó, cha mẹ phải thường xuyên để ý.

Trẻ nhỏ không thể diễn đạt suy nghĩ của mình bằng lời nói nên mẹ rất khó để biết được bé có đang bị lạnh hay không.

Để biết được con đã đủ ấm hay đang bị lạnh, mẹ hãy kiểm tra hai bộ phận dưới đây trên cơ thể bé. nếu thấy lạnh nghĩa là bé đang bị lạnh.

Kiểm tra bàn chân

Để kiểm tra xem con có bị lạnh hay không, mẹ không nên sờ vào tay mà hãy sờ vào chân bé. máu từ tim sẽ mất nhiều thời gian để xuống lòng bàn chân nên chân bé thường lạnh hơn các bộ phận khác trên cơ thể.

Ảnh minh họa.

Vào mùa đông, cha mẹ nên chú ý giữ ấm đôi chân cho bé. Có thể chọn những đôi tất ấm nhưng vẫn phải đảm bảo thoải mái để bé mang vào mùa đông. Khi đi ra ngoài, hãy chú ý mang giày ấm cho bé.

Vào mùa đông, chân bé bị lạnh sẽ rất dễ ốm nên cha mẹ cần chú ý.

Sờ vào gáy

Để kiểm tra xem bé có bị lạnh hay không, mẹ hãy sờ vào phần gáy của con. đây là bộ phận không chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi của môi trường bên ngoài cũng như không bị ảnh hưởng của quá trính lưu thông máu. nếu mẹ thấy vùng gáy và lưng của con bị lạnh thì nên mặc thêm quần áo hoặc đắp thêm chăn cho bé.

Tuy nhiên, nếu thấy lưng bé ấm, mồ hôi ra nhiều thì có thể mẹ đã mặc cho con quá nhiều quần áo. Lúc này, hãy giảm bớt quần áo cho con để tránh trẻ bị ốm.

Ngoài ra, nếu thấy bé ngủ tốt, bú đều, cơ thể ấm áp, không cáu kỉnh nghĩa là bé đang cảm thấy thoải mái, dễ chịu.

Theo Khỏe & Đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/muon-biet-con-co-bi-lanh-hay-khong-me-cu-so-vao-2-bo-phan-nay-d297922.html

Theo Khỏe & Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/muon-biet-con-co-bi-lanh-hay-khong-me-cu-so-vao-2-bo-phan-nay/20201217013631148)

Tin cùng nội dung

  • Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 đến 7 ngày tuổi. Nếu chăm sóc rốn không tốt, có thể gây nhiễm trùng rốn.
  • Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Bộ phận Sinh d*c nam và nữ đều có hai chức năng là đào thải nước tiểu và hoạt động T*nh d*c. Riêng bộ phận Sinh d*c nữ còn có chức năng mang thai và sinh đẻ.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Trầm cảm nếu không được điều trị có thể phá hủy mối quan hệ mẹ - con, tai hại hơn nữa, nếu nặng người mẹ sẽ có nhận thức không đúng về con, phát sinh những ý nghĩ tiêu cực.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY