Sức khỏe hôm nay

Muốn con cao lớn, hãy chú ý đến 3 thói quen nhỏ này

Chiều cao của trẻ luôn được các bậc cha mẹ quan tâm, dùng đủ loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng và các bài tập tăng chiều cao. Trên thực tế, những thói quen nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày ảnh hưởng đến chiều cao lại càng cần được chú ý và có thể dễ dàng bỏ qua nếu không cẩn thận.

Nói chung 85% chiều cao là do gen của bé quyết định. Bên cạnh đó là thói quen lối sống và dinh dưỡng quết định phần còn lại. Vì vậy, muốn con cao lớn, cha mẹ nên chú ý đến 3 thói quen nhỏ sau đây:

1. Thiếu ngủ

Tăng trưởng liên quan mật thiết đến hormone tăng trưởng, lượng tiết hormone tăng trưởng liên quan đến giấc ngủ. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao của trẻ.

Tăng trưởng liên quan mật thiết đến hormone tăng trưởng, lượng tiết hormone tăng trưởng liên quan đến giấc ngủ.

Hormone tăng trưởng là một loại hormone do cơ thể con người tiết ra có tác dụng thúc đẩy quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ, vai trò của nó chiếm ưu thế sau 1 tuổi.

Sự tiết hormone tăng trưởng khi ngủ gấp 3 lần lúc thức và thời kỳ cao điểm nhất là 22: 00-2: 00. Vì vậy, hãy để trẻ hình thành thói quen đi ngủ trước 10 giờ đêm, và đảm bảo đảm bảo thời gian ngủ đủ giấc. Trẻ sơ sinh cần khoảng 21-22 giờ mỗi ngày, 2-12 tháng cần ngủ 14-16 giờ mỗi ngày, 2-3 tuổi là 12-14 giờ, và 4-6 tuổi phải mất 11-12 giờ mỗi ngày.

2. Hoạt động thể chất không đủ

Tập thể dục có lợi cho việc phát triển chiều cao và tăng cường thể chất. Chế độ dinh dưỡng được tăng cường cùng với sự ma sát và kích thích cơ học trong quá trình vận động sẽ giúp xương phát triển và phát triển mạnh mẽ hơn.

Vận động hợp lý có lợi cho quá trình tiết hormone tăng trưởng, thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển xương, thúc đẩy tăng trưởng chiều cao. Đồng thời, tập thể dục hợp lý cũng làm tăng cảm giác thèm ăn, cải thiện giấc ngủ và tối đa hóa tiềm năng di truyền.

Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi được khuyến khích kết hợp vận động chủ động và thụ động như ngóc đầu, trườn, lật người ... Trẻ 2-3 tuổi thích hợp với các hoạt động giúp cải thiện sự phối hợp vận động, chẳng hạn như trườn, đi bộ nhanh và bóng vợt.

Chạy và nhảy đơn giản có thể thúc đẩy sự phát triển xương và cơ của em bé, rèn luyện sự cân bằng và linh hoạt. Các em bé lớn hơn cũng có thể chạy bộ, bơi lội hoặc tập cardio 20-40 phút.

Vận động hợp lý có lợi cho quá trình tiết hormone tăng trưởng, thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển xương, thúc đẩy tăng trưởng chiều cao.

3. Ăn quá nhiều

Nhiều bậc cha mẹ lo lắng con mình bị suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của xương nên đã nhét đủ thứ chất dinh dưỡng thơm ngon vào cho con. Thực tế là trẻ cứ ăn quá nhiều có nguy cơ dẫn đến thừa cân, và tình trạng thừa cân béo phì sẽ làm tăng khả năng xuất hiện hội chứng chuyển hóa của trẻ.

Nhiều người cho rằng bổ sung canxi có thể khiến trẻ cao lớn. Thực tế, mặc dù canxi là thành phần chính để xây dựng xương nhưng việc bổ sung canxi thôi chưa chắc đã khiến bé cao lớn, điều bé cần là dinh dưỡng cân đối và đủ chất.

Về vấn đề này, cha mẹ nên sắp xếp khẩu phần ăn của bé đảm bảo cân bằng dinh dưỡng hàng ngày và số lượng phù hợp.

- Trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi: choi bú mẹ hoàn toàn.

- Trẻ từ 7-24 tháng tuổi: Tiếp tục cho trẻ bú mẹ và giới thiệu thức ăn bổ sung dần dần.

- Trẻ 2-5 tuổi: duy trì thói quen uống sữa và kết hợp nhiều loại thức ăn.

Chế độ dinh dưỡng và thói quen sống hàng ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Cha mẹ hãy chú ý!

Xem thêm: Ăn một chiếc bánh trung thu phải chạy bộ 2,5 giờ mới hết lượng calo nạp vào

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/muon-con-cao-lon-hay-chu-y-den-3-thoi-quen-nho-nay-36008/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY