Dù cho con xem tivi không tốt, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi nhưng nhiều bố mẹ vẫn làm việc này. Nếu tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá nhiều sẽ khiến trẻ hạn chế trí tưởng tượng. Thay vì xem tivi, bạn hãy cho trẻ vẽ tranh do con tự nghĩ ra. Bạn vẫn phải luôn quan sát con, nói chuyện về những gì bé thấy và xem bé phản ứng như thế nào.
Kể những câu chuyện bạn tự hư cấu sẽ rất có ích cho trẻ, nhất là khi để chính chúng làm nhân vật chính. Khi đó, trẻ được cung cấp một thế giới tưởng tượng rộng lớn, chúng phải tìm cách giải thích làm thế nào để tạo ra nhân vật và cốt truyện đó. Chẳng bao lâu, trẻ sẽ biết cách tự tạo ra những câu chuyện và cuộc phiêu lưu của riêng mình. Lần đầu tiên có thể trẻ sẽ sao chép lại bạn, nhưng chắc chắn sau này bạn sẽ phải rất kinh ngạc trước sự sáng tạo của chúng.
Ngoài ra, việc cho trẻ hóa thân vào nhân vật sẽ làm trẻ hứng thú với câu chuyện và kích thích trí sáng tạo. Chẳng bao lâu bé sẽ bắt kịp những câu chuyện mà bạn kể và muốn tự mình khám phá những câu chuyện đó. Đầu tiên, bé sẽ bắt chước bạn vì đó là cách mà trẻ học hỏi. Khi trí tưởng tượng của trẻ phát triển, sự sáng tạo của trẻ sẽ làm bạn ngạc nhiên.
Ảnh minh họa.
Hãy cung cấp cho trẻ một vấn đề, để cho trẻ nêu ra các giải pháp khác nhau, mẹ sẽ thấy vô cùng thú vị. Chẳng hạn như "đi bộ gặp phải một vũng nước, con sẽ làm thế nào để không ướt giày ?" Câu hỏi mở như vậy, ngoài để kích thích trí tưởng tượng của trẻ, còn có thể cải thiện khả năng tư duy và khả năng giải quyết vấn đề từ bé.
Các trò chơi phân vai như cưỡi ngựa, bác sĩ, giáo viên… là một trong những trò chơi tuyệt vời trong việc kích thích sự tưởng tượng ở trẻ. Trẻ sẽ tưởng tượng cưỡi ngựa như thế nào, hoặc nếu trở thành một kỵ sĩ trẻ sẽ phải làm gì, nếu là bác sĩ trẻ sẽ khám cho bệnh nhân ra sao…
Chính vì vậy, một trong những phương pháp được đánh giá cao trong việc hỗ trợ con, kích thích phát huy tối ưu trí tưởng tượng là cho các bé thoải mái vui chơi, khám phá thế giới hết mình, thay vì "nhốt" trẻ trong nhà hàng ngày hay "nhồi nhét" bắt con học quá nhiều, dẫn đến ù lì, trì trệ. Đặc biệt, nên chú trọng những trò chơi mô phỏng, nhập vai, vừa khơi gợi trí tưởng tượng, óc sáng tạo ở con, vừa giúp trẻ trau dồi các kỹ năng khác như giao tiếp, xử lý tình huống… Ngoài vui chơi, vận động thể chất, các hoạt động kích thích tư duy như vẽ tranh, đọc sách, kể truyện… cũng được đánh giá cao trong việc phát huy trí tưởng tượng cho bé.