12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Mỳ ăn liền bị thu hồi ở thị trường EU: Chúng ta vẫn ăn mì bình thường, Ireland là chuyện ở Ireland

Tuỳ theo quy định tiêu chuẩn EO của từng quốc gia, một gói mì ở châu Á thì an toàn, sang Canada cũng sẽ an toàn, đến Mỹ khắt khe hơn chút, nhưng sang châu Âu thì rất dễ bị thu hồi.

Những ngày gần đây, liên tiếp các vụ việc lô mì ăn liền Hảo Hảo và miến Good của Acecook, mì khô vị bò gà của Công ty Cổ phần Thiên Hương bị thu hồi ở thị trường Châu Âu, lý do thu hồi vì có hàm lượng Ethylene oxide (EO) vượt ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn EU. Đây cũng không phải lần đầu tiên các loại đồ ăn liền này bị thu hồi tại thị trường EU do hàm lượng EO vượt quá quy định.

Lô mì ăn liền Hảo Hảo và miến Good của Acecook bị thu hồi tại thị trường Ireland do hàm lượng EO vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Trước đó, vào ngày 12 tháng 8 năm 2020, Văn phòng Liên bang về Bảo vệ Người tiêu dùng và An toàn Thực phẩm Đức cũng thông báo thu hồi lô sản phẩm mì ăn liền Ramen Rabokki (thương hiệu Paldo của Hàn Quốc) vì có hàm lượng EO cao.

Cùng thời điểm, hệ thống cảnh báo sớm RASFF của Liên minh châu Âu cũng ra thông báo về sản phẩm "Mì ăn liền hải sản" được sản xuất tại nhà máy Nongshim ở Bussan và "Mì ăn liền bánh gạo xào" được sản xuất tại nhà máy Paldo Icheon.

Ngay sau đó, Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) đã tiến hành điều tra, kết quả xét nghiệm phát hiện 0,11㎎/㎏ EO trong hành lá khô của mì ăn liền thủy sản Nongshim xuất khẩu và 2,2㎎/㎏ EO trong gói rau bán ở thị trường nội địa.

Ngoài ra, MFDS còn phát hiện 12,1 ㎎/㎏ trong gói gia vị. Hàn Quốc chưa có quy định giới hạn EO trong thực phẩm. Nhưng qua sự cố này, MFDS Hàn Quốc đã quy định tiêu chuẩn giới hạn tạm thời dưới 30 mg/kg, thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 10 mg/kg.

Có thể nhiều người không để ý tới EO, nhưng nó được sử dụng khá rộng rãi trong khử trùng, như khử trùng thực phẩm, dệt may, thuốc và thiết bị phẫu thuật. Ngay như chiếc khẩu trang chúng ta sử dụng hàng ngày, ngay bao bì bên ngoài, có thể đọc được dòng chữ khử trùng bằng Ethylene Oxide.

Mỗi quốc gia quy định hàm lượng EO khác nhau, ở Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc… trong đó có Việt Nam, hiện chưa đưa ra quy định về hàm lượng EO trong thực phẩm. Trong khi đó, Châu Âu chỉ cho phép từ 0,02 – 0,1 mg/kg, Canada cho phép hàm lượng EO ở mức 500 mg/kg. Hoa Kỳ cho phép EO trong các loại gia vị, thảo mộc khô, rau khô và hạt có dầu (kể cả vừng) ở mức 7 mg/kg.

Tuỳ theo quy định tiêu chuẩn EO của từng quốc gia, một gói mì ở châu Á thì an toàn, sang Canada cũng sẽ an toàn, đến Mỹ khắt khe hơn chút, nhưng sang châu Âu thì rất dễ bị thu hồi.

Chúng ta vẫn cứ ăn mỳ bình thường, không nên quá lo lắng về sản phẩm ở một quốc gia khác khi chưa có kết quả kiểm tra cụ thể.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, EO là 1 chất độc, không được sử dụng trong thực phẩm và có khả năng gây ung thư. Tuy nhiên, ông cho rằng "Ireland là chuyện ở Ireland và Việt Nam là chuyện ở Việt Nam", người dân không nên ăn mỳ trong nước lại quá lo lắng về các sản phẩm ở nước ngoài.

Ông phân tích, Ireland cực kỳ nghiêm ngặt về quản lý các chất nhiễm độc, trong trường hợp này Liên minh Châu Âu họ quy định không được sử dụng EO trong bất kỳ trường hợp nào. Do vậy, chỉ cần có dấu hiệu là họ cấm nhưng quy định cấm các chất ở mỗi quốc gia là hoàn toàn khác nhau. Mỗi nước đều có quy định khác nhau nên không thể dùng quy định của quốc gia này lo lắng về sản phẩm ở một quốc gia khác khi chưa có kết quả kiểm tra cụ thể.

“Chẳng hạn ở một số quốc gia, có chất này nhưng họ không cấm vì chưa vượt khỏi nồng độ không an toàn mà họ quy định. Trong khi có nơi lại cấm dù chỉ cần có dấu hiệu của chất đó. Vì vậy, chúng ta cần bình tĩnh chờ kết luận của cơ quan chức năng về kết quả kiểm tra, xem có thực sự có chất đó trong mỳ gói ở Việt Nam hay không. Về việc ăn mỳ gói thì từ trước đến nay ta ăn mỳ, nay chưa có kết quả kiểm tra thì ta vẫn ăn bình thường”, ông Thịnh nói thêm.

Xem thêm:

Một nửa số bệnh nhân COVID19 bị các triệu chứng dai dẳng sau một năm và các dấu hiệu nên lưu ý

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/my-an-lien-bi-thu-hoi-o-thi-truong-eu-chung-ta-van-an-mi-binh-thuong-ireland-la-chuyen-o-ireland-31904/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY