Chẩn đoán và điều trị bệnh đường tiêu hóa hôm nay

Nấc: triệu chứng và dấu hiệu của bệnh dạ dày ruột

Khi nguyên nhân vẫn còn chưa rõ, thử nghiệm thêm gồm chụp cắt lớp vi tính lồng ngực và bụng, siêu âm tim, nội soi phế quản và nội soi phần trên đường dạ dày - ruột.

Nấc là do co bóp đột ngột các cơ thở vào gây ra, kết thúc bằng đóng thanh môn gấp, đưa đến tiếng "nấc" đặc trưng. Mặc dầu thường là sự quấy rầy khó chịu nhẹ và có hạn định, nấc có thể dai dẳng và là dấu hiệu của một bệnh cơ sở. Nấc mạn tính có vẻ không gây hậu quả nghiêm trọng. Các báo cáo rằng nấc dẫn tới suy kiệt, sụt cân hoặc ch*t là không có căn cứ xác minh. Song ở các bệnh nhân đang được duy trì cuộc sống bằng thông khí cơ học, nấc có thể nẩy cò toàn bộ một chu kỳ thở và có thể đưa tới trạng thái nhiễm kiềm hô hấp.

Hình như có một "trung tâm nấc" ở thân não, có thể được khởi phát do các dây thần kinh đi vào từ hệ thần kinh trung ương, dây phế vị và dây thần kinh hoành. Trung tâm này phối hợp hoạt động đi vào thông qua nhiều dây thần kinh tới trung tâm hô hấp và tới cơ hoành (dây thần kinh hoành), thanh môn (dây phế vị), các cơ bậc thang (đám rối cổ) và các cơ liên sườn (các dây thần kinh ngực). Các nguyên nhân nấc nhẹ, có hạn định bao gồm căng chướng dạ dày (các đồ uống có carbonat, nuốt hơi, ăn quá nhiều), các thay đổi nhiệt độ đột ngột (các chất lỏng nóng/lạnh, tắm vòi sen nước lạnh), uống rượu, và các trạng thái cảm xúc (xúc động, stress, cười). Hơn 100 nguyên nhân của nấc tái phát luôn hoặc dai dẳng đã được báo cáo. Những nguyên nhân này có thể được tập hợp thành các loại sau.

Hệ thần kinh trung ương: ung thư, nhiễm khuẩn, tai biến mạch não, chấn thương.

Chuyển hóa: tăng urê huyết, giảm CO2 huyết (tăng thông khí), mất cân bằng điện giải.

Kích thích dây thần kinh phế vị hoặc hoành:

a/ Đầu, cổ: dị vật trong tai, bướu cổ, ung thư

b/ Ngực: viêm phổi, viêm mủ màng phổi, ung thư, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim, phình mạch, tắc thực quản, viêm thực quản trào ngược.

c/ Bụng: áp xe dưới cơ hoành, gan to, viêm gan, viêm túi mật, căng giãn dại dày, ung thư dại dày, viêm tụy hoặc ung thư tụy.

Ngoại khoa: gây mê toàn thân, sau mổ.

Căn nguyên tâm lý và tự phát.

Phát hiện lâm sàng

Đánh giá bệnh nhân bị nấc dai dẳng bao gồm hỏi bệnh sử và thăm khám lâm sàng (bao gồm cả khám thần kinh), công thức máu toàn bộ, các điện giải, các test sinh hóa chức năng gan, và chụp X quang lồng ngực. Khi nguyên nhân vẫn còn chưa rõ, thử nghiệm thêm gồm chụp cắt lớp vi tính lồng ngực và bụng, siêu âm tim, nội soi phế quản và nội soi phần trên đường dạ dày - ruột

Điều trị

Một số phương Thu*c đơn giản có thể giúp ích cho bệnh nhân bị nấc nhẹ, cấp tính. (1) Kích thích mũi họng bằng kéo lưỡi, nâng lưỡi gà bằng thìa, dùng ống thông kích thích vùng mũi - họng, và ăn một thìa nhỏ đường kính khô, hoặc một mẩu chanh ngâm trong bia đắng làm với vỏ cây Angostura; (2) Ngắt chu kỳ thở bằng nín thở, thủ thuật Valsalva, hất hơi, há miệng hít hơi vào nhanh, nhiều lần (kích thích sợ hãi) hoặc thở lại vào trong một cái túi; (3) Kích thích dây thần kinh phế vị bằng ấn nhẹ vào phía trên ổ mắt, xoa vùng động mạch cảnh; (4) Kích thích thở dương tính liên tục trong khi thông khí cơ học; (5) Làm giảm căng giãn dạ dày bằng ợ hơi hoặc đặt ống mũi - dại dày.

Nếu bệnh nhân bị nấc dai dẳng, điều trị phải hướng về việc làm giảm nguyên nhân đưa đến nấc.

Một số Thu*c đã được quảng cáo là có tác dụng chữa nấc, nhưng chưa có Thu*c nào được thử nghiệm kiểm định. Thường dùng nhất là Chlorpromazin 25 - 50mg uống hoặc tiêm bắp. Một số tác nhân khác đã được thông báo là hiệu nghiệm  trong một số trường hợp bao gồm các Thu*c chống co giật (phenytoin, carbamazepin), metoclopramid và đôi khi gây mê toàn thân.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoantieuhoa/nac-trieu-chung-va-dau-hieu-cua-benh-da-day-ruot/)

Tin cùng nội dung

  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY