Theo cục sở hữu trí tuệ (bộ kh-cn), năm 2020, các địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác thực thi quyền sở hữu công nghiệp (shcn) nhằm đẩy lùi nạn hàng giả, hàng nhái. theo báo cáo của các địa phương, trên cả nước đã có 2.445 vụ xử lý xâm phạm quyền shcn, trong đó chủ yếu là về nhãn hiệu với hơn 200 triệu sản phẩm bị xử lý.
Cục sở hữu trí tuệ nhận định số liệu trên cho thấy số vụ xâm phạm quyền shcn đã giảm 32% (năm 2019 là 3.293 vụ), giảm 23% tổng số tiền phạt so với năm 2019. số lượng vụ việc xâm phạm quyền shcn giảm cho thấy có sự thay đổi về nhận thức, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong cộng đồng doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc sụt giảm này còn do ảnh hưởng của đại dịch covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động bảo vệ quyền shcn nói riêng. việc xử lý xâm phạm quyền shcn ở các địa phương tập trung chủ yếu vào đối tượng hàng giả, hàng xâm phạm quyền về nhãn hiệu. hình thức xử phạt được áp dụng chủ yếu là phạt cảnh cáo, phạt tiền và tịch thu hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ.
Ảnh: Internet
Cục sở hữu trí tuệ cho biết chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ đã được tiến hành hiệu quả qua 3 giai đoạn với phạm vi mở rộng hơn và nhiều địa phương đã xây dựng, triển khai chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của riêng mình.
Cụ thể, trong năm 2020, đã có 175 dự án được các địa phương triển khai thực hiện với 15 sáng chế/giải pháp hữu ích được hỗ trợ bảo hộ, khai thác, 276 sản phẩm đặc thù địa phương được hỗ trợ bảo hộ, quản lý quyền shcn, 21 tổ chức tập thể được thành lập để quản lý tài sản trí tuệ cộng đồng, 8.461 lượt người được tập huấn, đào tạo về sở hữu trí tuệ, 1.376 lượt doanh nghiệp được hỗ trợ về sở hữu trí tuệ...
Trong đó phải kể đến một số địa phương tiêu biểu như TP.HCM, Đà Nẵng, Sơn La, Hà Tĩnh, Cần Thơ, An Giang, Lâm Đồng... đã thực hiện công tác quản lý nhà nước về SHCN đạt kết quả tốt.
Cục sở hữu trí tuệ nhận định những kết quả đó cho thấy hoạt động quản lý nhà nước về shcn ở các địa phương đã đạt được một số thành tích nhất định, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Nguyên nhân quan trọng cần được ghi nhận là sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, sự cố gắng nỗ lực của các đơn vị, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về SHCN tại địa phương; sự đóng góp của hàng trăm dự án hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ cũng đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực, nâng cao nhận thức của công chúng về việc bảo hộ quyền SHCN tại các địa phương.
Tuy nhiên, ở các địa phương vẫn còn một số hạn chế như hoạt động bảo vệ quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, cần thiết bổ sung thêm nhân sự, đặc biệt là nhân sự chuyên trách trong công tác quản lý nhà nước về SHCN…