12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Nam diễn viên tắt đèn nghịch điện thoại nhưng đột nhiên thấy chóng mặt buồn nôn, đối diện với nguy cơ mù lòa

Đôi mắt cho phép chúng ta nhìn thấy vô số thế giới, vì vậy điều quan trọng là phải bảo vệ cho cửa sổ tâm hồn. Trần Hiểu Đông, nam diễn viên Hong Kong nổi tiếng 47 tuổi, cho biết rằng anh đã từng tắt đèn trong phòng và nghịch điện thoại di động, nhưng đột nhiên cảm thấy chóng mặt và muốn nôn.

Trần Hiểu Đông tiết lộ rằng anh đang quay phim ở Đại lục, một hôm anh tắt đèn trong phòng khách sạn và nghịch điện thoại, trong khoảng thời gian này, anh đột nhiên cảm thấy chóng mặt và muốn vào nhà vệ sinh để nôn. Anh ấy đã kiểm tra các triệu chứng trên mạng và nghi ngờ rằng mình bị tăng nhãn áp cấp tính. Anh ấy còn nói rằng nếu không điều trị kịp thời, anh có thể bị mù trong vòng hai ngày.

Anh nói rằng sau đó tầm nhìn của mình ngày càng mờ đi, giống như nhìn thấy mọi thứ trong nước, nhưng vì còn có công việc nên anh ấy phải đợi cho đến khi quay xong rồi mới đi khám.

Trần Hiểu Đông, nam diễn viên Hong Kong nổi tiếng 47 tuổi, cho biết rằng anh đã từng tắt đèn trong phòng và nghịch điện thoại di động, nhưng đột nhiên cảm thấy chóng mặt và muốn nôn

Sau khi Trần Hiểu Đông đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ phát hiện nhãn áp của anh quá cao và nói rằng sẽ tiêm thuốc vào mắt anh. Trần Hiểu Đông thẳng thắn cho biết quá trình điều trị khá kinh hãi, khi nhìn thấy mũi kim đâm vào bên mắt còn lại, anh đã sợ hãi và cứng đờ cả người.

Sau khi điều trị, mắt anh bỗng sáng hẳn lên, như được bật đèn. Sau trải nghiệm này, anh kêu gọi mọi người nên bật đèn khi chơi trên điện thoại di động.

Nguyên nhân tăng nhãn áp và các yếu tố nguy cơ

Theo các chuyên gia y tế, nếu không được điều trị, bệnh tăng nhãn áp ( hay còn được gọi theo dân gian với tên thiên đầu thống) sẽ dẫn đến mất dần thị lực ngoại vi, thị trường bị thu hẹp như đường hầm, cuối cùng là mù lòa vĩnh viễn.

Bệnh tăng nhãn áp thường được gây ra bởi áp lực cao bất thường trong mắt (nhãn áp), nhưng nó cũng có thể xảy ra với nhãn áp bình thường. Tùy thuộc vào cơ chế tắc nghẽn kênh thủy dịch, bệnh tăng nhãn áp có thể được chia thành bệnh tăng nhãn áp góc mở và bệnh tăng nhãn áp góc đóng.

Các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh tăng nhãn áp là trên 40 tuổi, cận thị nặng, nhãn áp cao, có người thân ruột thịt từng mắc bệnh tăng nhãn áp, tiểu đường và huyết áp cao,… Người gốc Á có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính cao hơn, trong khi người Mỹ gốc Phi hoặc người gốc Phi-Caribe có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp góc mở mãn tính cao hơn.

Bệnh tăng nhãn áp không thể chữa khỏi và không thể đảo ngược tổn thương do bệnh tăng nhãn áp gây ra, nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị thích hợp, có thể tránh hoặc làm chậm lại các tổn thương thêm đối với thị lực.

Bệnh tăng nhãn áp có thể chữa khỏi không?

Bệnh tăng nhãn áp không thể chữa khỏi và không thể đảo ngược tổn thương do bệnh tăng nhãn áp gây ra, nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị thích hợp, có thể tránh hoặc làm chậm lại các tổn thương thêm đối với thị lực. Điều trị nhằm mục đích kiểm soát tình trạng và giảm thiểu thiệt hại trong tương lai.

Hiện nay, cách điều trị bệnh tăng nhã áp hiệu quả nhất là dùng thuốc điều trị glocom, điều trị bằng laser, phẫu thuật mắt hoặc kết hợp các phương pháp này để hạ nhãn áp tùy theo loại, mức độ nặng nhẹ, tiền sử bệnh và thể trạng của người bệnh. Cơ chế liên quan chủ yếu là cải thiện việc tiết ra thủy dịch trong mắt hoặc giảm lượng thủy dịch do mắt tạo ra.

Xem thêm: Đây là 5 cách bạn đang gội đầu sai và hậu quả khôn lường

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/nam-dien-vien-tat-den-nghich-dien-thoai-nhung-dot-nhien-thay-chong-mat-buon-non-doi-dien-voi-nguy-co-mu-loa-36632/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY