Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nam thanh niên bất ngờ mắc virus Zika hẹn tái khám nhưng không quay lại

MangYTe - Nam thanh niên 25 tuổi quê ở quận Liêu Chiểu, Đà Nẵng nhiễm virus Zika được điều trị ngoại trú, coi như là ổ dịch và tiến hành các biện pháp xử lý ổ dịch theo đúng quy định.

Ngày 26/5, trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, bác sĩ Nguyễn Tiên Hồng, Phó giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, cho biết bệnh nhân 25 tuổi nhiễm virus Zika được điều trị ngoại trú, điều trị giống như một bệnh nhân sốt xuất huyết.

Hôm 29/4, bệnh nhân này đến khám tại Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu với các biểu hiện sốt 38,5 độ C, đau khớp, đau cơ, nhức đầu, chán ăn, buồn nôn. Bệnh nhân được điều trị ngoại trú, lấy mẫu xét nghiệm, cho Thu*c, kê đơn, hẹn tái khám "tuy nhiên bệnh nhân không quay lại".

Theo ông Hồng, thời điểm đó, quận Liên Chiểu được TP Đà Nẵng lựa chọn nằm trong chương trình giám sát trọng điểm của Viện Pasteur Nha Trang để lấy mẫu giám sát virus Zika và sốt xuất huyết. Mẫu bệnh phẩm được gửi vào Viện Pasteur Nha Trang.

Ảnh minh hoạ

Ngày 19/5, Viện Pasteur Nha Trang thông báo bệnh nhân dương tính với virus Zika. Đà Nẵng tiếp tục báo cáo lên hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Việt Nam.

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng, từ khi phát hiện có bệnh nhân mắc virus Zika, cơ quan y tế Đà Nẵng đã coi đó là ổ dịch, tiến hành các biện pháp xử lý dịch như phun Thu*c khử trùng, diệt bọ gậy, điều tra dịch tễ tại khu vực bệnh nhân sinh sống (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng).

Ngoài ra, ngành y tế địa phương đã tổ chức giám sát và tuyên truyền để người dân biết cách phòng chống loại virus này. Kết quả giám sát cho thấy không ghi nhận thêm trường hợp nào có triệu chứng bị nhiễm virus Zika.

Bộ Y tế cho hay kể từ khi xuất hiện trường hợp đầu tiên mắc bệnh do virus Zika tại Khánh Hòa vào tháng 3/2016, đến nay cả nước đã ghi nhận 265 trường hợp mắc, tập trung chủ yếu khu vực phía Nam, một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh do virus Zika là bệnh có chung véc tơ truyền (do muỗi Aedes nhiễm bệnh đốt) với sốt xuất huyết, bệnh chikungunya và bệnh sốt vàng.

Tất cả mọi người đều có thể nhiễm virus và mắc bệnh, tuy nhiên bệnh chủ yếu ở thể vừa và nhẹ, có khoảng 80% số trường hợp nhiễm virus Zika không biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

Các triệu chứng xuất hiện một vài ngày sau khi người đó bị đốt bởi muỗi nhiễm bệnh. Hầu hết những người bị bệnh virus Zika sẽ bị sốt nhẹ và phát ban. Những người khác cũng có thể viêm kết mạc, đau cơ và khớp và cảm thấy mệt mỏi. Các triệu chứng thường hết trong khoảng từ 2 đến 7 ngày.

Các triệu chứng của bệnh virus Zika có thể được điều trị bằng Thu*c hạ sốt và giảm đau thông thường, nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Nếu triệu chứng xấu đi, mọi người nên tìm tư vấn y tế. Hiện tại chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu hay vaccine cho bệnh này.

Việc bảo vệ tốt nhất đối với ​​virus Zika là tránh bị muỗi đốt. Ngăn ngừa muỗi đốt sẽ bảo vệ con người khỏi virus Zika cũng như các bệnh khác do muỗi truyền qua như sốt xuất huyết, chikungunya và sốt vàng.

Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng Thu*c chống côn trùng; mặc quần áo (tốt hơn là màu sáng) che càng kín cơ thể càng tốt; sử dụng các rào cản vật chất như lưới chống muỗi, đóng kín cửa ra vào và cửa sổ; ngủ màn. Ngoài ra, cần đổ hết nước, làm sạch hoặc đậy kín các thùng chứa nước như xô, chậu hoa hoặc lốp xe cũ, để loại bỏ những nơi muỗi có thể sinh sản.

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 26.857 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 3 trường hợp Tu vong tại Bình Định, Bình Phước và Tây Ninh. Trong những tuần gần đây, số ca mắc có xu hướng gia tăng tại các tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đồng Nai, TP.HCM.

T.Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/nam-thanh-nien-bat-ngo-mac-virus-zika-hen-tai-kham-nhung-khong-quay-lai-20200526161602825.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY